Thuốc Dropsrar giá bao nhiêu mua thuốc ở đâu chính hãng
Thành phần: mỗi ml chứa
Hoạt chất: Levofloxacin hemihydrat tương đương 5mg levofloxacin
Tá dược: Natri clorid, acid hydroclorid, natri hydroxid, nước cất pha tiêm vừa đủ 1ml
Đặc tính dược lực học:
Levofloxacin là 1 fluoroquinolon kháng khuẩn tổng hợp, ức chế tổng hợp AND của vi khuẩn bằng tác động lên phức hợp gyrase và topoiso-merase IV AND, levofloxacin có tính diệt khuẩn cao trong các nghiên cứu in-vitro
Phổ tác dụng bao gồm nhiều vi khuẩn Gram dương và Gram âm như: tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, kể cả phế cầu khuẩn, vi khuẩn đường ruột, Haemophilus influenzae, vi khuẩn Gram âm không lên men và các vi khuẩn không điển hình.
Thường không có đề kháng chéo giữa Levofloxacin và các loại thuốc kháng khuẩn khác. Nhiễm khuẩn bệnh viện do Pseudomonas aeruginosa cần dùng liệu pháp phối hợp.
Dược động học:
Nồng độ Levofloxacin trong huyết tương 1 giờ sau dùng liều đầu tiên trong khoảng từ 0,86 ng/ml trong ngày đầu tiên đến 2,05 ng/ml/ngày thứ 15. Nồng độ Levofloxacin cực đại là 2,25 ng/ml được đo ở ngày thứ 4 sau 2 ngày dùng liều cách nhau 2 giờ trong toàn bộ 8 liều/ngày. Nồng độ Levofloxacin cực đại từ 0,94 ng/ml/ngày thứ 1 đến 2,15 ng/ml/ngày thứ 15 thấp hơn 1000 lần những báo cáo sau khi dùng liều Levofloxacin đường toàn thân.
Nồng độ Levofloxacin trong nước mắt đo được ở 30 người tình nguyện trưởng thành, khỏe mạnh trong những thời điểm khác nhau là từ 34,9 đến 221,1 µg/ml trong suốt 60 phút sau dùng liều đơn.
Chỉ định
Chỉ định điều trị trong các trường hợp sau: viêm bờ mi, lẹo, viêm túi lệ, viêm kết mạc, viêm sụn mi, viêm giác mạc, loét giác mạc gây ra do các chủng vi khuẩn nhạy cảm với Levofloxacin:
Vi khuẩn ưa khí Gram dương: các loài Corynebacterium, Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis, Streptococcus pneumoniae
Vi khuẩn ưa khí Gram âm: Acinetobacter Iwoffii, Haemophilus influenzae, Serratia marcescens
Chống chỉ định: Quá mẫn với các thành phần của thuốc hoặc thuốc nhóm quinolon
Thận trọng:
Dung dịch dropstar không nên tiêm dưới kết mạc hoặc không nên đưa trực tiếp vào tiền phòng mắt
Nếu mắt nhiễm khuẩn không có tiến triển trong vài ngày hoặc trở lên xấu hơn hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng tiếp
Levofloxacin có thể làm cho mắt nhạy cảm hơn với ánh sáng thông thường, nên đeo kính râm và tránh ánh sáng trực tiếp có thể làm giảm sự khó chịu khi dùng
Không chạm vào chóp ống, nên nhỏ trực tiếp vào mắt để tránh nhiễm bẩn thuốc
Tác dụng phụ:
Những tác dụng phụ thường xuyên xảy ra là: Giảm tầm nhìn tạm thời, sốt, cảm giác có dị vật ở mắt, nhức đầu, nóng mắt thoáng qua, đau hoặc khó chịu ở mắt, viêm họng, sợ ánh sáng. Những tác dụng phụ này xuất hiện trong khoảng 1 – 3% bệnh nhân sử dụng thuốc
Những tác dụng phụ ít gặp hơn: dị ứng, phù nề mi mắt, khô mắt, ngứa mắt chiếm 1% bệnh nhân
Thông báo ngay cho bác sĩ khi gặp phải các tác dụng không mong muốn của thuốc
Tương tác thuốc:
Chưa có nghiên cứu chính xác về tương tác của Levofloxacin dưới dạng thuốc nhỏ mắt với các thuốc khác. Tuy nhiên khi dùng 1 số quinolon theo đường toàn thân gây tăng nồng độ theophyllin huyết tương can thiệp vào chuyển hóa caffein tăng tác dụng của thuốc chống đông đường uống warfarin và dẫn xuất của nó, có liên quan đến sự tăng cao tạm thời trong huyết tương của creatinin ở bệnh nhân uống cyclosporin khi dùng đồng thời.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Chưa có các nghiên cứu an toàn khi sử dụng thuốc nhỏ mắt Levofloxacin cho phụ nữ có thai. Do đó cần thận trọng khi sử dụng Levofloxacin cho đối tượng này.
Do thuốc được bài tiết qua sữa mẹ do đó cần thận trọng khi sử dụng Levofloxacin cho phụ nữ cho con bú
Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc: Thuốc gây giảm tầm nhìn tạm thời và các tác dụng phụ khác có ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy do đó nên cẩn thận khi sử dụng hoặc không nên dùng khi đang làm các công việc này.
Quá liều:
Chưa có dữ liệu cụ thể
Liều lượng và cách dùng:
Ngày 1 và 2: nhỏ 1-2 giọt/lần vào mắt cách 2 giờ, ngày 8 lần
Từ ngày 3 đến 7: nhỏ 1 – 2 giọt/lần cách nhau 4 giờ, ngày 4 lần
Thuốc này chỉ được dùng theo đơn của bác sĩ
Bảo quản: trong bao bì kín, tránh ẩm, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30 độ C
Hạn dùng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất, 30 ngày sau khi mở nắp
Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em
Nhà sản xuất:
Công ty cổ phần dược phẩm CPC1 Hà Nội
CCN Hà Phương Bình, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.