Cho 1 viên
Chlorpromazine chlorhydrate, tính theo chlorpromazine
25 mg
Dược lực:
– Thuốc an thần kinh (nhóm phénothiazine).
– Làm liệt dây thần kinh phế vị và liệt giao cảm.
– An thần và chống nôn.
– Có các đặc tính kháng cholinergique.
Dược động học
Hấp thu: Chlorpromazine được hấp thu nhanh qua đường uống, có sinh khả dụng tương đối so với dạng tiêm bắp khoảng 50%.
Phân phối:
Chlorpromazine phân phối đến khắp cơ thể và có liên kết mạnh với protéine huyết tương.
Chlorpromazine qua được hàng rào máu não, nồng độ trong mô não cao hơn nhiều so với nồng độ trong huyết tương.
Chlorpromazine qua được nhau thai và được bài tiết qua sữa mẹ.
Thời gian bán hủy trong huyết tương :
Thời gian bán hủy đầu tiên được xem như là ngắn (vài giờ), nhưng thời gian đào thải chậm và kéo dài (trên 4 tuần). Nồng độ trong huyết tương khác nhau rất nhiều giữa những người khác nhau.
Chuyển hóa:
Chlorpromazine được chuyển hóa mạnh ở gan, tạo ra các sản phẩm chuyển hóa có hoạt tính hoặc không có hoạt tính.
Đào thải: Thuốc được đào thải qua nước tiểu và qua phân.
Chỉ định
Khoa thần kinh và tâm thần:
– Kích động loạn tâm thần ; tình trạng hay gây gổ trầm trọng.
– Loạn tâm thần cấp : cơn hưng cảm, cơn mê sảng kịch phát.
– Tâm thần phân liệt paranọde (hoang tưởng), tình trạng mê sảng mãn tính kèm theo hoặc không kèm theo ảo giác.
– Điều trị triệu chứng tình trạng lo âu, rối loạn giấc ngủ, rối loạn tính khí trong trường hợp các liệu pháp thông thường không có hiệu quả ; nhất là trong các tình trạng loạn thần kinh nghiêm trọng.
– Biểu hiện xúc cảm và tâm thần vận động ở tuổi già.
Nội khoa tổng quát: Buồn nôn.
Phẫu thuật :
– Chuẩn bị gây mê.
– Dự phòng và điều trị các tình trạng sốc.
Sản khoa:
– Giảm đau trong sản khoa.
– Sản giật.
Chống chỉ định:
– Nguy cơ bị glaucome do khép góc và bí tiểu do rối loạn niệu đạo-tuyến tiền liệt.
– Phối hợp với lévodopa : xem Tương tác thuốc.
Chú ý đề phòng:
Trường hợp thân nhiệt tăng cao, phải ngưng điều trị, vì dấu hiệu này có thể là một trong những yếu tố của hội chứng ác tính gây bởi thuốc an thần kinh.
Thận trọng lúc dùng
Tăng cường theo dõi khi điều trị cho bệnh nhân bị động kinh do chlorpromazine có thể làm giảm ngưỡng gây động kinh.
Thận trọng khi điều trị cho bệnh nhân bị liệt rung, người lớn tuổi (an thần, hạ huyết áp), trường hợp bệnh nhân bị bệnh tim mạch nặng (hạ huyết áp), suy thận và/hay suy gan (nguy cơ quá liều).
Lúc có thai:
Nên giới hạn thời gian dùng thuốc khi kê toa cho phụ nữ có thai.
Nếu có thể, nên giảm liều vào giai đoạn cuối của thai kỳ.
Nên theo dõi chức năng thần kinh và tiêu hóa ở trẻ sơ sinh trong một thời gian.
Lúc nuôi con bú:
Không nên cho con bú mẹ trong thời gian điều trị vì chlorpromazine được bài tiết qua sữa mẹ.
Tương tác thuốc
Chống chỉ định phối hợp :
– Lévodopa: có đối kháng tương tranh với các thuốc an thần kinh.
Trường hợp đang điều trị bằng thuốc an thần kinh, không dùng lévodopa để điều trị hội chứng ngoại tháp (thuốc an thần kinh đã chẹn các thụ thể dopaminergique), mà nên thay bằng một thuốc kháng cholinergique.
Bệnh nhân liệt rung đang được điều trị bằng lévodopa, nếu cần phải điều trị bằng thuốc an thần kinh, nên ngưng dùng lévodopa do có thể làm các rối loạn tâm thần nặng thêm và do các thụ thể của lévodopa lúc này đã bị chẹn bởi thuốc an thần kinh.
Không nên phối hợp:
– Alcool: Rượu làm tăng tác dụng an thần của thuốc an thần kinh, việc giảm sự tập trung có thể gây nguy hiểm khi lái xe hoặc sử dụng máy móc.
– Guanéthidine và các thuốc cùng họ: chlorpromazine ức chế tác dụng hạ huyết áp của guanéthidine, nên thay bằng một thuốc hạ huyết áp khác.
– Lithium: Gây tình trạng lú lẫn và đôi khi tăng nhanh lithium huyết.
– Sultopride: tăng nguy cơ loạn nhịp thất, chủ yếu gây xoắn đỉnh, do phối hợp các tác dụng điện sinh lý.
Thận trọng khi phối hợp :
– Thuốc trị tiểu đường : chlorpromazine liều cao (100 mg/ngày) có thể làm tăng đường huyết. Báo cho bệnh nhân để tăng cường tự theo dõi đường huyết và đường niệu.
Tùy tình hình, có thể chỉnh liều thuốc trị tiểu đường trong thời gian phối hợp với thuốc an thần kinh và sau khi ngưng điều trị bằng thuốc này.
– Muối, oxyde và hydroxyde của Mg, Al và Ca (thuốc băng niêm mạc dạ dày-ruột) : giảm hấp thu đường tiêu hóa của thuốc an thần kinh. Dùng các thuốc này cách xa nhau (trên 2 giờ nếu có thể).
Lưu ý khi phối hợp:
– Thuốc trị cao huyết áp (tất cả) : tăng tác dụng hạ huyết áp và nguy cơ hạ huyết áp tư thế (do phối hợp tác dụng).
– Các thuốc khác gây ức chế thần kinh trung ương : dẫn xuất của morphine (giảm đau và chống ho), đa số các thuốc kháng histamine H1, barbiturate, benzodiazépine, clonidine và các thuốc cùng họ : tăng ức chế thần kinh trung ương, có thể gây hậu quả nặng nhất là đối với người lái xe và sử dụng máy móc.
– Atropine và các chất có tác động giống atropine : tăng tác dụng ngoại ý của nhóm atropine kiểu gây bí tiểu, táo bón, khô miệng.
Tác dụng ngoại ý
Thần kinh :
– Buồn ngủ ban ngày.
– Rối loạn vận động sớm (giảm khi sử dụng với thuốc trị liệt rung kháng cholinergique).
– Hội chứng ngoại tháp (giảm một phần khi sử dụng với thuốc trị liệt rung kháng cholinergique).
– Rối loạn vận động muộn khi điều trị kéo dài.
Thực vật :
– Hạ huyết áp tư thế
– Tác dụng atropinique : khô miệng, táo bón, rối loạn điều tiết, bí tiểu.
Nội tiết và chuyển hóa :
– Bất lực hay lãnh cảm,
– Đau kinh, vô kinh, tiết sữa, vú to ở đàn ông, tăng prolactine máu,
– Tăng cân.
Liều lượng và cách dùng
Đường uống :
– Người lớn: dùng liều ban đầu thấp và nâng từ từ cho đến khi đạt liều điều trị từ 25 đến 150 mg/ngày, chia làm 2 hoặc 3 lần.
Liều trung bình thường từ 50 đến 75 mg/ngày.
Có thể tăng liều trong một vài trường hợp, nhất là trong các bệnh thần kinh-tâm thần.
– Trẻ em: 1 mg/kg/ngày, chia làm 2 hoặc 3 lần.
Đường tiêm (tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch) :
– Người lớn: mỗi lần tiêm 25-50 mg, có thể tiêm nhắc lại nhiều lần trong ngày, tuy nhiên ngoại trừ những trường hợp đặc biệt, không được vượt quá 150 mg/24 giờ.
Quá liều
Hội chứng parkinson nặng, hôn mê.
Điều trị triệu chứng trong bệnh viện chuyên khoa.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.