Thuốc Sudomon 50mcg/1dos được sản xuất bởi Lek Pharmaceuticals – Slovenia chứa hoạt chất Mometasone furoate là thuốc xịt mũi corticoid được chỉ định trong điều trị viêm mũi dị ứng và điều trị polyp mũi.
Tổng quan về thuốc Sudomon 50mcg/1dos
Thuốc Sudomon 50mcg/1dos chứa hoạt chất Mometasone furoate được sử dụng trong điều trị viêm mũi dị ứng và điều trị polyp mũi.
Thông tin chung về thuốc Sudomon 50mcg/1dos
Tên biệt dược: Sudomon
Thành phần hoạt chất: Mometasone furoate – hàm lượng: 50mcg/liều xịt
Dạng bào chế: Hỗn dịch xịt mũi
Phân loại thuốc: Thuốc điều trị viêm mũi dị ứng
Dạng đóng gói: Hộp 1 lọ 120 liều xịt
Nhà sản xuất: Lek Pharmaceuticals – Xuất xứ: Slovenia
Chỉ định của thuốc Sudomon 50mcg/1dos
Thuốc Sudomon 50mcg/1dos được chỉ định trong điều trị các bệnh lý sau:
- Điều trị bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa và viêm mũi dị ứng quanh năm ở người lớn và trẻ em trên 3 tuổi.
- Điều trị polyp mũi ở người lớn trên 18 tuổi.
Tác dụng của thuốc Sudomon 50mcg/1dos
Thuốc Sudomon 50mcg/1dos chứa hoạt chất Mometasone furoate – thuốc corticoid tại chỗ có tác dụng làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng và polyp mũi.
Viêm mũi dị ứng
- Viêm mũi dị ứng là tình trạng niêm mạc mũi bị viêm và kích thích không do virus hay vi khuẩn mà do các tác nhân gây dị ứng từ môi trường như khói bụi, phấn hoa, lông động vật hoặc mạt nhà
- Phân loại viêm mũi dị ứng: viêm mũi dị ứng theo mùa và viêm mũi dị ứng quanh năm
- Các triệu chứng hay gặp của viêm mũi dị ứng
+ Nghẹt mũi, chảy nước mũi, ngứa mũi và hắt xì liên tục
+ Đỏ mắt và chảy nước mắt
+ Có thể cảm thấy tức ngực, khó thở và mệt mỏi
+ Ở trẻ nhỏ: quấy khóc, lười bú, chán ăn và khó ngủ do tình trạng nghẹt mũi.
- Điều trị viêm mũi dị ứng
- Loại bỏ nguyên nhân gây ra viêm mũi dị ứng: Một số tác nhân gây ra viêm mũi dị ứng: khói bụi, lông động vật nuôi (chó, mèo, chim), khói thuốc. Vì vậy:
+ Dọn dẹp sạch sẽ, thoáng đãng, loại bỏ hết đồ cũ quá nhiều, không để nhà bị bụi, dán, chuột…
+ Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường để tránh khói bụi, mùi dễ gây dị ứng…
+ Tránh xa các mùi dễ gây dị ứng: Nước hoa, phấn hoa, xăng dầu, các hóa chất…
+ Giữ ấm khi thời tiết lạnh
+ Không hút thuốc lá
- Điều trị các triệu chứng viêm mũi dị ứng
+ Thuốc kháng histamin: Nhóm thuốc này làm giảm các triệu chứng ngứa, chảy nước mũi do dị ứng. Thuốc kháng histamin có hai thế hệ I và thế hệ II. Trong đó, các thuốc kháng histamin thế hệ I có tác dụng phụ: gây buồn ngủ và khô miệng ở ngay cả liều điều trị.
+ Thuốc thông mũi: Thuốc thông mũi có tác dụng gây co mạch, nên có hiệu quả trong việc thông mũi, giúp người bệnh thở dễ dàng hơn. Thuốc được dùng dưới dạng uống hoặc nhỏ mũi gồm các hoạt chất pseudoephedrin hoặc phenylpropanolamin. Tác dụng phụ của các thuốc trên: run tay chân, hồi hộp đánh trống ngực, bí tiểu.
+ Thuốc corticoid dạng xịt: Thuốc corticoid dạng xịt mũi rất có hiệu quả trong điều trị các thể viêm mũi xoang, kể cả bệnh mạn tính. Thuốc corticoid dạng xịt mũi có tác dụng giảm các triệu chứng: Ngứa, chảy nước mũi, nghẹt mũi.
Polyp mũi
- Polyp mũi là một dạng u lành tính ở hốc mũi và không gây nguy hiểm đến tính mạng. Polyp mũi có kích thước nhỏ sẽ ít xuất hiện triệu chứng, còn polyp có kích thước lớn sẽ gây cản trở hô hấp khiến bệnh nhân khó thở, giảm khứu giác, nhức đầu âm ỉ, ngáy.
- Các triệu chứng thường gặp của polyp mũi
- Với Polyp mũi có kích thước nhỏ không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng. Với Polyp mũi có kích thước lớn sẽ làm tắc và gây khó thở đường mũi và phải thở bằng miệng, đặc biệt là các trường hợp polyp mũi xảy ra ở trẻ em.
- Polyp mũi còn có các triệu chứng khác bao gồm:
+ Triệu chứng nghẹt mũi diễn ra trong thời gian dài
+ Sổ mũi thường xuyên.
+ Chảy máu cam thường xuyên
+ Giảm hoặc mất khứu giác.
+ Mất vị giác.
+ Đau nhức đầu, đau nhức mặt và đau vùng răng hàm trên.
+ Cảm giác đè nặng xuất hiện trên trán và mặt
+ Ngáy to, ngáy nhiều.
+ Viêm đa xoang mãn tính.
- Điều trị Polyp mũi
- Điều trị nội khoa
+ Thuốc xịt mũi chứa corticosteroid: Fluticasone (Flonase), Triamcinolone (Nasacort), Budesonide (Rhinocort), flunisolide (Nasarel) hoặc Mometasone (Nasonex) điều trị cho bệnh nhân có một hoặc nhiều polyp mũi nhỏ. Các thuốc trên có tác dụng giảm phản ứng viêm, tăng luồng không khí qua mũi và giúp làm teo nhỏ kích thước polyp.
+ Thuốc kháng histamin hoặc thuốc kháng sinh: Sử dụng điều trị viêm xoang hoặc viêm mũi dị ứng, giúp giảm tình trạng ngạt mũi dù không loại trừ được polyp.
+ Thuốc kháng nấm: Một số trường hợp viêm xoang mạn là hậu quả của nhiễm nấm. Vì vậy, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc kháng nấm.
- Điều trị ngoại khoa: Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để cắt bỏ polyp mũi khi điều trị nội khoa không hiệu quả.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Sudomon 50mcg/1dos
Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối liều dùng và cách dùng thuốc Sudomon 50mcg/1dos theo sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Cách dùng thuốc Sudomon 50mcg/1dos
Thuốc Sudomon 50mcg/1dos bào chế dưới dạng hỗn dịch xịt qua mũi
Liều dùng thuốc Sudomon 50mcg/1dos
Liều dùng thuốc Sudomon 50mcg/1dos phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý và đáp ứng điều trị của từng bệnh nhân.
- Điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc viêm mũi dị ứng quanh năm
+ Liều dùng cho người lớn (bao gồm cả người cao tuổi) và trẻ trên 12 tuổi: 2 lần xịt (50 mcg/lần) cho một bên mũi x 1 lần/ngày (tổng liều 200 mcg mỗi ngày). Khi triệu chứng đã thuyên giảm, giảm liều còn 1 lần xịt/một bên mũi x 1 lần/ngày. Trong trường hợp cần thiết, có thể tăng lên liều tối đa 4 lần xịt/một bên mũi x 1 lần/ngày.
+ Liều dùng cho trẻ em (3 – 11 tuổi): 1 lần xịt (50 mcg/lần) cho một bên mũi x 1 lần/ngày (tổng liều 100 mcg/ngày).
- Điều trị polyp mũi ở người lớn trên 18 tuổi.
+ Liều ban đầu được khuyến cáo: 2 nhát xịt/lần/ngày cho một bên mũi
+ Nếu các triệu chứng chưa thuyên giảm sau 5 – 6 tuần dùng thuốc: dùng 2 nhát xịt/lần x 2 lần/ngày cho một bên mũi.
Sử dụng thuốc Sudomon 50mcg/1dos trên các đối tượng đặc biệt
Dưới đây là một số khuyến cáo khi sử dụng thuốc Sudomon 50mcg/1dos trên các đối tượng: phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú, người lái xe và vận hành máy móc
+ Với phụ nữ mang thai: Không có nghiên cứu đầy đủ và có bằng chứng tốt về ảnh hưởng của thuốc Mometason furoat tại chỗ hoặc xịt trong thời kỳ mang thai. Vì vậy, tránh dùng thuốc Sudomon 50mcg/1dos với lượng lớn kéo dài cho phụ nữ mang thai.
+ Với phụ nữ đang cho con bú: Không biết thuốc Mometason furoat có bài tiết trong sữa người hay không, các corticosteroid khác được bài tiết trong sữa người. Phải sử dụng thận trọng thuốc Sudomon 50mcg/1dos trong thời kỳ cho con bú.
+ Với người lái xe và vận hành máy móc: Thuốc Sudomon 50mcg/1dos ảnh hưởng không đáng kể đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Chống chỉ định của thuốc Sudomon 50mcg/1dos
Thuốc Sudomon 50mcg/1dos tuyệt đối không được sử dụng trong các trường hợp sau:
+ Bệnh nhân đã từng dị ứng với hoạt chất Mometasone furoate hay dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc Sudomon 50mcg/1dos trước đó.
+ Không được sử dụng thuốc Sudomon 50mcg/1dos khi bệnh nhân có nhiễm trùng tại niêm mạc mũi như nhiễm virus Herpes chưa được điều trị
+ Không được sử dụng thuốc Sudomon 50mcg/1dos cho bệnh nhân đã phẫu thuật hoặc chấn thương mũi trong thời gian gần đây vì hoạt chất Mometasone furoate ức chế quá trình làm lành vết thương.
Tác dụng phụ của thuốc Sudomon 50mcg/1dos
Trong quá trình sử dụng thuốc Sudomon 50mcg/1dos, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn của thuốc. Cụ thể:
- Tác dụng phụ thường gặp của thuốc Sudomon 50mcg/1dos
+ Toàn thân: Nhức đầu, mệt mỏi, trầm cảm, đau.
+ Trên cơ – xương -khớp: đau khớp, đau lưng, đau cơ.
+ Trên hô hấp: Viêm mũi, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, viêm họng, ho, chảy máu cam.
+ Trên tiêu hóa: Đau bụng, chán ăn, họng khô, tiêu chảy, khó tiêu, đầy hơi, viêm dạ dày – ruột, buồn nôn, nôn.
+ Viêm kết mạc
+ Đau tai, viêm tai giữa.
+ Đau ngực.
+ Nhiễm nấm Candida miệng, hội chứng giống cúm.
+ Nhiễm khuẩn da, nhọt, ngứa, teo da, đau nhói, buốt.
- Tác dụng phụ ít gặp của thuốc Sudomon 50mcg/1dos
+ Nhiễm nấm Candida ở miệng và mũi
+ Rát bỏng, kích thích mũi, thủng vách mũi, loét mũi
+ Phản vệ, phù mạch
- Tác dụng phụ hiếm gặp của thuốc Sudomon 50mcg/1dos
Rối loạn vị giác và rối loạn khứu giác
Tương tác của thuốc Sudomon 50mcg/1dos
Thuốc Sudomon 50mcg/1dos có chứa hoạt chất Mometason furoat. Mometason furoat chủ yếu được chuyển hóa ở gan bởi isoenzym cytochrom P450 (CYP) 3A4. Vì vậy, việc dùng kết hợp với các thuốc ức chế mạnh isoenzym CYP3A4 (như ketoconazol) có thể dẫn đến sự tăng nồng độ hoạt chất Mometason trong huyết tương.
Bảo quản thuốc Sudomon 50mcg/1dos
Thuốc Sudomon 50mcg/1dos được bảo quản trong bao bì kín của nhà sản xuất, chống ẩm, tránh ánh sáng trực tiếp. Để thuốc Sudomon 50mcg/1dos xa tầm nhìn và tầm tay của trẻ em.
Một số thông tin liên quan đến hoạt chất Mometasone furoate của thuốc Ceclor 375mg
Thuốc Sudomon 50mcg/1dos có hoạt chất Mometasone furoate là thuốc corticoid dùng tại chỗ. Dưới đây là thông tin liên quan đến dược lực học và dược động học của Mometasone furoate
Dược lực học của hoạt chất Mometasone furoate
Mometason furoat là một corticoid tổng hợp có hoạt tính chống viêm. Cũng giống như các thuốc corticosteroid khác, Mometason furoat có tác dụng ức chế nhiều loại tế bào (bạch cầu, đại thực bào) và các chất trung gian (histamin, cytokine, eicosanoid và leucotrien) có liên quan tới phản ứng viêm và hen. Hoạt chất Mometason furoat có tác dụng chống viêm thông qua cơ chế:
+ Ức chế sự bám dính của bạch cầu vào thành mạch bị tổn thương, từ đó ngăn cản chúng di chuyển đến vùng bị tổn thương
+ Làm co mạch và giảm tính thấm của mạch máu từ đó làm giảm tiết dịch rỉ viêm
Dược động học của hoạt chất Mometasone furoate
Một số thông tin về dược động học của Mometasone furoate
- Hấp thu:
+ Khi xịt vào mũi, Mometasone furoate không được phát hiện trong huyết tương.
+ Thuốc mỡ hoặc kem bôi: Hấp thu toàn thân của mometason furoat khoảng 0,7%; hấp thu toàn thân tăng lên khi dùng băng kín.
+ Dạng xịt qua miệng: Hấp thu toàn thân dưới 1%.
- Phân bố: Mometason furoat gắn với protein huyết tương từ 98 – 99%. Nửa đời thải trừ của thuốc khi xịt qua miệng là 5 giờ.
- Chuyển hóa: Mometason furoat được chuyển hóa ở gan bởi enzyme CYP3A4 và hình thành chất chuyển hóa.
- Thải trừ: Mometason furoat và chất chuyển hóa của nó được thải trừ trong phân và nước tiểu.
Thuốc Sudomon mua ở đâu uy tín Hà Nội, HCM
Thuốc Sudomon mua ở đâu? Nếu bạn vẫn chưa biết mua Thuốc Sudomon nhập khẩu chính hãng ở đâu uy tín. Chúng tôi xin giới thiệu các địa chỉ mua Thuốc Sudomon uy tín:
Các địa chỉ (Hiệu thuốc, Nhà thuốc, Công ty Dược) cung cấp Thuốc Sudomon chính hãng, uy tín.
Địa chỉ:
– Cơ sở 1: Số 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
– Cơ sở 2: Chung Cư Bình Thới, Phường 8, Quận 11, TP Hồ Chí Minh
– Cơ sở 3: Nguyễn Sinh Sắc, Liên Chiểu, TP Đà Nẵng.
Thuốc Sudomon giá bao nhiêu
Thuốc Sudomon giá bao nhiêu? Thuốc Sudomon được bán tại các bệnh viện với nhà thuốc do chính sách giá khác nhau. Giá Thuốc Sudomon có thể biến động tùy thuộc vào từng thời điểm.
Để có thể cập nhật được giá Thuốc Sudomon thời điểm hiện tại vui lòng liên hệ 0978342324 để được cập nhật giá Thuốc chính xác và phù hợp nhất.
Làm thế nào để mua được thuốc nhanh chóng, thuận tiện?
Trước tiên có thể liên hệ số điện thoại 0978342324 (qua Zalo, điện thoại, tin nhắn) và để lại thông tin như cầu, số lượng, địa chỉ tại:
Hotline/Zalo: 0978342324
Hoặc khách hàng có thể đặt mua thuốc trên website: https://thuockedon24h.com/
Bừa để phục vụ nhu cầu mua thuốc ở các tỉnh lẻ cho các bệnh nhân Chúng tôi kê đơn thuốc hiện nay đã phát triển hệ thống vận chuyển chuyển đến các tỉnh thành bạn chỉ cần để lại số điện thoại hoặc đơn hàng chúng tôi sẽ ngay lập tức gửi hàng đến tận tay quý khách hàng đầy đủ và nhanh chóng.
Chúng tôi có chính sách vận chuyển thuốc toàn quốc, khách hàng nhận thuốc, kiểm tra thuốc rồi mới thanh toán tiền.
Nguồn:https://nhathuocaz.com.vn/
Thuockedon24h – Nhà thuốc Online – Phân phối sản phẩm giá tốt nhất với đầy đủ các sản phẩm thuốc kê theo đơn cam kết sản phẩm giá chính hãng
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.