Thuốc Trozimed-B có phải là thuốc dùng để điều trị vẩy nến không? Công dụng, liều dùng, chỉ định của thuốc Trozimed-B là gì trong điều trị bệnh? Thuốc Trozimed-B ngoài thi trường có giá là bao nhiêu? Thuốc Trozimed-B mua ở đâu uy tín chính hãng? Là những câu hỏi mà bệnh nhân hay thắc mắc và cần câu trả ời sớm nhất.
Thuốc Trozimed-B là thuốc dùng để điều trị bệnh gì?
Thuốc Trozimed-B là thuốc bôi ngoài da đặc trị các bệnh da liễu của Davipharm. Thuốc Trozimed-B rất hiệu quả trong điều trị bệnh vẩy nến mảng nhẹ đến trung bình. Thuốc có thể dùng cho cả người trưởng thành và trẻ em trên 6 tuổi.
Thông tin cơ bản của thuốc Trozimed-B là:
- Thành phần chính có trong thuốc là: Calcipotriol(30g); Betamethason(15g)
- Dạng bào chế: thuốc mỡ dùng để bôi ngoài da
- Quy cách đóng gói: hộp chứa một tuýt thuốc mỡ
- Nhóm thuốc: thuốc thuộc nhóm điều trị da nhiễu
- Công ty sản xuất: Công ty CP Dược phẩm Đạt Vi Phú (DAVIPHARM) – Made in VIỆT NAM
- Công ty đăng ký: Công ty CP Dược phẩm Đạt Vi Phú – VIỆT NAM
- Bảo quản: thuốc được bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp của môi trường.
Dược lực học của thuốc Trozimed-B là:
Nhóm dược lý trị liệu: Các thuốc điều trị vẩy nến tại chỗ khác, kết hợp calcipotriol.
Mã ATC: D05AX52.
Calcipotriol
Calcipotriol là một dẫn xuất tổng hợp của vitamin D3,sử dụng trong việc điều trị bệnh vảy nến. Cơ chế hoạt động chính xác của calcipotriol đối với bệnh vẩy nến vẫn chưa được phân tích đầy đủ. Tuy nhiên, bằng chứng in vitro cho thấy nó kích thích sự biệt hóa và ức chế sự tăng sinh của nhiều loại tế bào khác kể cả tế bào sừng. Tác dụng này xấp xỉ tương đương với vitamin D có trong tự nhiên nhưng cho thấy hiệu quả sử dụng canxi của calcipotriol kém hơn vitamin D tự nhiên từ 100 đến 200 lần.
-Thuốc Trozimed-B
Betamethasone
Tương tự như các corticosteroid tại chỗ khác, betamethasone dipropionate có tác dụng chống viêm, giảm ngứa, giúp co mạch và ức chế miễn dịch, nhưng không có tác dụng điều trị căn nguyên của bệnh. Bằng cách băng kín, hiệu quả có thể được tăng lên do tăng sự hấp thụ của thuốc qua các tế bào sừng, nhưng các tác dụng không mong muốn cũng tăng lên. Nói chung, cơ chế chống viêm của steroid tại chỗ chưa được tìm hiểu rõ.
Dược động học của thuốc Trozimed-B là:
Hấp thu: Sự hấp thu toàn thân của calcipotriol và betamethasone từ thuốc mỡ kết hợp ít hơn 1% liều dùng (2,5 g) sau khi bôi lên da bình thường (625 cm2) trong 12 giờ. Bôi lên vùng da nhiễm vảy nến và băng kín có thể làm tăng hấp thu corticosteroid tại chỗ. Tỷ lệ thuốc hấp thu qua khu vực da tổn thương khoảng 24%.
Nồng độ calcipotriol và betamethasone dipropionate trong máu đều thấp hơn định lượng được đo ở tất cả 34 bệnh nhân được điều trị trong 4 đến 8 tuần với bệnh vẩy nến toàn thân và da đầu bằng cả gel và thuốc mỡ có chứa hai hoạt chất này. Nồng độ của một chất chuyển hóa của calcipotriol và một chất chuyển hóa của betamethasone có thể xác định được ở một số bệnh nhân.
Phân bố: Thuốc liên kết với các protein khoảng 64%. Các nghiên cứu trên chuột đã chỉ ra rằng calcipotriol và betamethasone lần lượt được phân bố rộng rãi nhất ở thận và gan.
Chuyển hóa: Sau khi hấp thụ, cả hai hoạt chất – calcipotriol và betamethasone – đều được chuyển hóa nhanh chóng và hoàn toàn. Betamethasone được chuyển hóa chủ yếu ở gan và một phần ở thận dưới dạng este sulfat và glucuronid.
Thải trừ: Thời gian bán hủy của hai hoạt chất trong huyết tương sau khi tiêm tĩnh mạch là khoảng 5-6 giờ. Do một lượng thuốc nhất định được giữ lại trong da nên thuốc sau khi bôi sẽ bị đào thải hàng ngày.
Calcipotriol được thải trừ chủ yếu qua phân (chuột cống và lợn nhỏ) và betamethasone được thải trừ chủ yếu qua thận (chuột nhắt và chuột cống).
Chỉ định của thuốc Trozimed-B là:
Thuốc Trozimed-B được chỉ định dùng trong điều trị các bệnh sau:
Thuốc Trozimed-B là dạng thuốc mỡ bôi ngoài da dùng điều trị vảy nến mảng , mức độ nhẹ đến vừa.
Liều dùng và cách dùng của thuốc Trozimed là:
Đối với người lớn: Bôi thuốc ngày 2 lần, mỗi lần lấy một lượng vừa đủ bôi lên vùng da bệnh, tổng liều dùng trong tuần không quá 100g.
Đối với trẻ em từ 6 đến 12 tuổi: Bôi thuốc ngày 2 lần, mỗi lần lấy một lượng kem vừa đủ bôi lên vùng da bệnh, tổng liều dùng trong tuần không quá 75g.
Đối với trẻ trên 12 tuổi: Ngày uống 2 lần, liều tối đa mỗi tuần là 50g.
Một số chống chỉ định của thuốc Trozimed mà bạn cần biết khi sử dụng thuốc là:
Không dùng thuốc Trozimed-B cho người mẫn cảm với calcipotriol và các thành phần khác của thuốc.
Ngoài ra, không dùng thuốc Trozimed-B cho các đối tượng như:
Những người có vấn đề sức khỏe liên quan đến rối loạn chuyển hóa canxi.
Bệnh nhân tăng canxi huyết thanh và có khả năng ngộ độc vitamin D.
Những bệnh nhân mắc bệnh suy thận, suy gan nặng.
Một số tác dụng phụ mà bạn có thể gặp phải khi sử dụng thuốc Trozimed-B là:
Tác dụng phụ của Trozimed-B thường nhẹ, với một số biểu hiện thường gặp như kích ứng tại chỗ, nóng rát và ngứa da, ban đỏ. Hiếm khi xảy ra viêm da mặt.
Ngoài ra, thuốc còn có thể gây tăng canxi trong máu và nước tiểu, gây chàm,…
Thông báo ngay cho bác sĩ điều trị khi gặp các tác dụng phụ trên để được tư vấn và hướng dẫn điều trị.
Một số lưu ý mà bạn cần biết khi sử dụng thuốc Trozimed-B là:
Không dùng thuốc để bôi lên vùng da trên mặt vì các thành phần của thuốc có thể làm da mặt bị kích ứng, mẩn đỏ.
Sau khi bôi thuốc, rửa tay cẩn thận để tránh vô tình tiếp xúc với mắt hoặc các khu vực nhạy cảm khác.
Vùng da bị ảnh hưởng đang được điều trị bằng thuốc không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Có sử dụng được thuốc Trozimed-B cho phụ nữ đang mang thai và phụ nữ cho con bú không?
Thận trọng khi sử dụng thuốc này cho phụ nữ có thai và cho con bú. Cần tham khảo ý kiến của bác sỹ, được sỹ trước khi sử dụng.
Có sử dụng được thuốc Trozimed-B cho những người lái xe và vận hành máy móc không?
Tác dụng phụ đã thông báo ở trên thuốc có thể gây đau đầu, hoa mắt, chóng mặt. vì vậy cần biết rõ tác dụng phụ của thuốc và không nên lái xe khi cảm thấy chóng mặt.
Tương tác của thuốc Trozimed-B với các loại thuốc khác:
Tương tác thuốc:
Dạng kết hợp của calcipotriol/betamethasone
Không có nghiên cứu tương tác thuốc nào được thực hiện với sự kết hợp Calcipotriol/betamethasone.
Calcipotriol
Khi dùng thuốc đồng thời với các liệu pháp chiếu tia cực tím B, cần bôi thuốc ít nhất 2 giờ trước hoặc sau khi chiếu tia UV để tránh làm giảm tác dụng của tia cực tím cũng như của calcipotriol.
Sử dụng đồng thời hoạt chất calcipotriol và axit salicylic tại chỗ có thể làm mất tác dụng của hoạt chất calcipotriol.
Không sử dụng đồng thời với các chất bổ sung vitamin D hoặc canxi hoặc thuốc tăng cường hấp thu canxi toàn thân.
Chưa có kinh nghiệm phối hợp với các tác nhân gây vảy nến khác trên cùng một vùng da tạicùng một thời điểm.
Tương kỵ thuốc:
Không áp dụng.
Bệnh vảy nến là bệnh gì?
Bệnh vẩy nến là một bệnh viêm đặc trưng thường thấy bởi các sẩn đỏ có ranh giới rõ và các mảng phủ vảy trắng bạc. Nhiều yếu tố rủi ro, bao gồm cả do di truyền. Các tác nhân phổ biến gây bệnh bao gồm chấn thương, nhiễm trùng và một số loại thuốc.
Bệnh vẩy nến có gây nguy hiểm không?
Bệnh vẩy nến không lây nhiễm, không nguy hiểm nhưng lại rất dai dẳng, không thể điều trị khỏi hoàn toàn và để lại nhiều di chứng gây khó chịu. Biểu hiện của bệnh vảy nến. Bệnh vẩy nến thường thấy xuất hiện dưới dạng các mảng dày, đỏ phủ vảy trắng hoặc bạc.
- Hãy sử dụng Thuốc Trozimed-B
Các phương pháp để điều trị bệnh vẩy nến trong dân gian là:
- Trị vảy nến tại nhà bằng bài thuốc từ nha đam (nha đam)
Thành phần chính của nha đam là nước và các dưỡng chất giúp dưỡng ẩm và phục hồi da.
Cách Làm:
Chuẩn bị 1-2 bẹ nha đam tươi (ước lượng theo diện tích vùng da bị vảy nến)
Bóc bỏ lá, lấy phần thịt bên trong rồi xay nhỏ. Thoa một lớp mỏng lên vùng cần điều trị và massage nhẹ nhàng. Sau khoảng 20 phút, rửa lại da bằng nước sạch và lau khô.
Thực hiện 3-4 lần/tuần.
- Cách điều trị bệnh vẩy nến bằng lá khế:
Trong Đông y, lá khế có vị chua, tính bình, hơi chát, không có độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, tiêu viêm. Sử dụng khế thường xuyên và đúng cách trong điều trị bệnh vẩy nến có thể làm giảm bong tróc da, ngăn ngừa nhiễm trùng và thúc đẩy quá trình lành da nhanh chóng. 3 cách dùng khế chữa vảy nến như sau:
-Tắm lá khế: Chuẩn bị mỗi thứ một nắm lá trầu không, lá ổi, lá lược vàng, rửa sạch rồi đun sôi với 2 lít nước. Lấy nước này pha với một ít nước sạch đến nhiệt độ thích hợp để tắm. Dùng bã lá đã giã chà nhẹ lên vùng da bị vảy nến.
-Uống nước khế: Chuẩn bị một nắm lá khế, rửa sạch, giã nát ép lấy nước. Cho -nước này vào ấm đun sôi khoảng 15 phút, để ẩm rồi uống. Thực hiện 2-3 lần/tuần.
-Đắp lá khế: Lấy một nắm lá khế rửa sạch, giã nát đắp trực tiếp lên vùng da bị vảy nến đã được làm sạch trong khoảng 15 phút. Thực hiện ngày 2 lần vào buổi sáng và tối sẽ giúp các mảng vẩy nến tan dần.
Thuockedon24h – Nhà thuốc Online – Phân phối sản phẩm giá tốt nhất với đầy đủ các sản phẩm thuốc kê theo đơn cam kết sản phẩm giá chính hãng
Nguồn: https://nhathuocaz.com.vn/thuoc-trozimed-b-la-thuoc-gi-gia-bao-nhieu-mua-o-dau/
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.