Thuốc Trustiva PEP ARV là thuốc gì? điều trị phơi nhiễm HIV mua ở đâu giá bán?
Thuốc Trustiva là thuốc gì?
Thuốc Trustiva là thuốc kết hợp 3 thành phần được sử dụng trong điều trị nhiễm và phơi nhiễm HIV
Thuốc Trustiva là thuốc điều trị HIV ở người, thành phần của thuốc bao gồm Efavirenz 600mg; Emtricitabine 200mg; Tenofovir disoproxil fumarate 300mg.
Căn bệnh HIV được coi là một căn bệnh thế kỉ. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc điều trị HIV.
Đã có nhiều bệnh nhân gọi điện đến thắc mắc Thuốc Trustiva là thuốc gì? Thuốc Trustiva có tác dụng gì? Thuốc Trustiva giá bao nhiêu? Thuốc Trustiva sử dụng như thế nào? Tác dụng phụ có thể gặp trong quá trình sử dụng thuốc Trustiva có thể gặp là gì? Bệnh nhân thận trọng gì trong sử dụng thuốc. Vì vậy, bài viết này xin giới thiệu chi tiết thuốc Trustiva cho quý khách hàng.
THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ thuốc Trustiva
· Thành phần chính: Efavirenz 600mg; Emtricitabine 200mg; Tenofovir disoproxil fumarate 300mg
- Công dụng: điều trị HIV.
- Nhà sản xuất: Hetero labs limited- Ấn Độ
· Đóng gói: 1 lọ 30 viên
· Dạng bào chế: viên nén
· Nhóm thuốc: thuốc trị kí sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm.
THÀNH PHẦN của thuốc Trustiva
Thành phần chính:
- Efavirenz 600mg
- Emtricitabine 200mg
- Tenofovir disoproxil fumarate 300mg
DƯỢC LỰC HỌC VÀ DƯỢC ĐỘNG HỌC của thuốc Trustiva
DƯỢC LỰC HỌC
Efavirenz thuộc nhóm không nucleosid, có tác dụng ức chế không cạnh tranh (không gắn trực tiếp vào vị trí xúc tác của enzym) nhưng đặc hiệu lên enzym phiên mã ngược của HIV-1, do đó ức chế sự nhân lên của HIV-1. Thuốc không gắn được vào enzym phiên mã ngược của HIV-2, nên không có tác dụng trên HIV-2.
Efavirenz không ảnh hưởng lên hoạt tính của ADN polymerase alpha, beta, gamma, delta ở tế bào người bình thường nên không có tác dụng độc tế bào. Trên HIV-1, efavirenz có tác dụng hiệp đồng với các nucleosid ức chế enzym phiên mã ngược (didanosin, zalbitacin, zidovudin), với thuốc ức chế protease của HIV như indinavir.
DƯỢC ĐỘNG HỌC
- Hấp thu: Thuốc được hấp thu ở ống tiêu hoá, nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được trong vòng 5 giờ ở người bình thường sau khi uống một liều duy nhất từ 100 – 1600 mg. Hấp thu thuốc sẽ kém hơn khi liều cao hơn 1 600 mg. Ở người bị nhiễm HIV, uống thuốc hàng ngày trong nhiều ngày, nồng độ đỉnh trong huyết tương cũng đạt được 3 – 5 giờ sau mỗi lần uống và nồng độ thuốc trong huyết tương đạt mức ổn định sau 6 – 7 ngày uống thuốc liên tục.
- Phân bố: Có tới 99,5 – 99,75% thuốc gắn vào protein huyết tương. Thuốc đi qua hàng rào máu – não và có trong dịch não – tủy; nồng độ thuốc trong dịch não – tủy sau khi dùng efavirenz liều 200 – 600 mg ngày một lần trong hơn 1 tháng là 0,26 – 1,19% nồng độ thuốc trong huyết tương, tức là gấp 3 lần lượng thuốc tự do trong huyết tương.
- Chuyển hóa: Thuốc được chuyển hóa chủ yếu bởi các isoenzym CYP3A4 và CYP2B6 của cytochrom P450 thành dạng không có tác dụng. Efavirenz hoạt hóa các enzym của cytochrom P450 và tự làm tăng chuyển hóa.
- Thải trừ: thời gian bán thải là 40 – 55 giờ sau khi uống liều 200 – 400 mg/ngày trong 10 ngày; là 52 – 76 giờ sau khi uống một liều duy nhất. thời gian bán thải cuối cùng kéo dài hơn ở người bị bệnh gan mạn tính và suy thận giai đoạn cuối. Khoảng 14 – 34% liều dùng được đào thải theo nước tiểu, 16 – 61% được đào thải theo phân chủ yếu dưới dạng thuốc không bị thay đổi.
CÔNG DỤNG – CHỈ ĐỊNH của thuốc Trustiva
Công dụng:
- Thuốc được sử dụng cùng với các loại thuốc khác để điều trị virus HIV ở người, hoạt động bằng cách làm giảm lượng virus HIV trong máu.
- Thuốc có thể làm giảm cơ hội phát triển hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) và các bệnh liên quan đến HIV như nhiễm trùng nặng hoặc ung thư. Dùng các thuốc này cùng với thực hành tình dục an toàn và thay đổi lối sống có thể làm giảm nguy cơ lây truyền virus HIV cho người khác
Chỉ định:
Thuốc TRUSTIVA được chỉ định dùng riêng rẽ trong một phác đồ hoặc khi sử dụng kết hợp với các thuốc kháng vi rút khác để điều trị nhiễm HIV-1 ở người lớn và bệnh nhi ít nhất 12 tuổi trở lên.
CÁCH SỬ DỤNG của thuốc Trustiva
LIỀU DÙNG
- Bệnh nhân người lớn và bệnh nhi ít nhất 12 tuổi với cân nặng ít nhất 40kg : Liều dùng TRUSTIVA uống 1 viên/1 ngày khi đói. Liều dùng trước khi đi ngủ có thể cải thiện sự dung nạp của các triệu chứng hệ thần kinh trung ương.
- Suy thận : do TRUSTIVA là kết hợp liều cố định, thuốc không được kê đơn cho bệnh nhân cần điều chỉnh liều ví dụ như suy thận ở mức độ vừa hoặc nặng (đô thanh thải creatinin dưới 50mL/phút).
- Việc sử dụng đồng thời với rifampin : khi sử dụng thuốc TRUSTIVA đồng thời với rifampin ở bệnh nhân cân nặng ít nhất 50 kg, dùng thêm efavirenz 200mg/ngày được khuyến cáo..
- Liều dùng cho người lớn là 600 mg/ngày. Thuốc phải được dùng kết hợp với các thuốc chống HIV khác vì virus HIV nhanh chóng trở nên đề kháng với điều trị khi efavirenz được sử dụng một mình. Efavirenz nên được dùng khi dạ dày rỗng để cải thiện sự hấp thụ, tốt nhất là trước khi đi ngủ.
CÁCH DÙNG THUỐC HIỆU QUẢ
- Thuốc dùng theo đường uống vào lúc đói. Thuốc có vị cay. Tránh uống thuốc vào bữa ăn có nhiều chất béo (lipid) vì làm tăng hấp thu thuốc.
- Trong 2 – 4 tuần đầu, nên uống thuốc trước lúc đi ngủ để thuốc được dung nạp tốt hơn, giảm thiểu các tai biến trên hệ TKTW (chóng mặt, mất ngủ, mất tập trung, ngủ gà, ác mộng). Nếu không thấy có ADR trên hệ TKTW, có thể uống vào một thời điểm thuận lợi trong ngày đối với người bệnh.
- Nếu người bệnh không nuốt được cả viên, có thể mở viên nang cho vào thức ăn lỏng rồi uống. Không được bẻ viên nén. Uống lúc đói, tốt nhất là vào lúc đi ngủ để giảm thiểu ADR lên hệ thần kinh. Nếu đang dùng chế phẩm chỉ có efavirenz thì không được uống các chế phẩm khác có chứa efavirenz.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH của thuốc Trustiva
Thuốc Madopar không được sử dụng trong những trường hợp nào?
Quá mẫn : TRUSTIVA dạng viên chống chỉ định ở bênh nhân có tiền sử lâm sàng quá mẫn (ví dụ hội chứng Stevens-Johnson, ban đỏ đa dạng, hoặc nhiễm độc da) với efavirenz, một thành phần của TRUSTIVA.
THẬN TRỌNG khi sử dụng thuốc Trustiva
Thận trọng trong sử dụng thuốc Trustiva:
- Thuốc có thể gây chóng mặt, buồn ngủ. Thận trọng đối với người vận hành máy, lái xe.
- Theo dõi enzym gan ở người bệnh bị bệnh gan nhẹ và vừa. Nếu ALT máu tăng cao hơn 3 lần so với bình thường thì phải tạm ngừng thuốc để theo dõi chức năng gan.
- Thận trọng khi dùng thuốc cho người bệnh có tiền sử co giật, động kinh hoặc rối loạn tâm thần, nghiện ma túy.
- Theo dõi cholesterol và triglycerid huyết trong quá trình điều trị. Efavirenz cho kết quả dương tính giả với một số test phát hiện cannabinoid trong nước tiểu.
- Phải ngừng thuốc khi thấy phát ban nặng kèm theo nốt phỏng nước, da bong, tổn thương niêm mạc hoặc sốt.
- Do kinh nghiệm sử dụng còn ít, hơn nữa người cao tuổi thường có chức năng gan, thận, tim giảm nên cần thần trọng khi dùng thuốc cho người cao tuổi.
- Efavirenz không có tác dụng chống lây nhiễm virus HIV từ người có HIV sang người khác. Bởi vậy người bệnh được điều trị bằng efavirenz vẫn phải áp dụng các biện pháp thích hợp để tránh lây nhiễm virus sang người khác (không cho máu, dùng bao cao su…).
- Thời kỳ mang thai Efavirenz gây quái thai và gây ung thư trên động vật. Tránh dùng efavirenz cho phụ nữ mang thai vì có thể gây quái thai; nếu buộc phải dùng vì lợi ích cho người mẹ thì phải nói rõ nguy cơ lên thai nhi cho người mẹ biết. Không dùng thuốc cho phụ nữ ở tuổi sinh đẻ cho tới khi chắc chắn là không mang thai và phải hướng dẫn người bệnh dùng các biện pháp ngừa thai chắc chắn, không dùng thuốc tránh thai uống.
- Thời kỳ cho con bú :Thuốc được bài tiết vào sữa chuột nhưng chưa rõ có được bài tiết vào sữa mẹ hay không. Phụ nữ dùng thuốc nên ngừng cho con bú. Dù sao, phụ nữ có HIV cũng không nên cho con bú để tránh lây nhiễm từ mẹ sang con.
TƯƠNG TÁC THUỐC
Efavirenz: Trong cơ thể, efavirenz đã cho thấy chất dẫn CYP3A và CYP2B6. Các trường hợp chất khác là chất nền CYP3A hoặc CYP2B6 có thể làm giảm nồng độ trong huyết tương khi sử dụng đồng thời với efavirenz. Các nghiên cứu trong ống nghiệm đã cho thấy efavirenz đã ức chế các isozym CYP2C9, 2C19, và 3A4 trong khoảng nồng độ trong huyết tương đã được ghi nhận. Việc sử dụng đồng thời efavirenz với các loại thuốc do các isozym này chuyển hóa có thể dẫn đến việc thay đổi nồng độ trong huyết tương của các loại thuốc sử dụng đồng thời.
Các thuốc kích thích hoạt động CYP3A (ví dụ như phenobarbital, rifampin, rifabutin) được dự kiến làm tăng độ thanh thải efavirenz dẫn đến việc giảm nồng độ trong huyết tương.
Emtricitabin và Tenofovir disoproxil fumarate: Do emtricitabin và tenofovir chủ yếu thải trừ qua thận việc sử dụng đồng thời efavirenz, emtricitabin và tenofovir disoproxil fumarate với các thuốc làm giảm chức năng thận hoặc cạnh tranh với việc thải trừ chủ động qua ống thận có thể làm tăng nồng độ trong huyết tương của emtricitabin, tenofovir và/hoặc các loại thuốc thải trừ qua thận. Một vài ví dụ bao gồm các thuốc sau nhưng không hạn chế chỉ ở những thuốc này là acyclovir, adefovir dipivoxil, cidofovir, ganciclovir, valacyclovir, và valganciclovir. Việc sử dụng đồng thời với tenofovir DF và didanosin phải thực hiện thận trọng và các bệnh nhân sử dụng thuốc kết hợp cần phải được theo dõi chặt chẽ về các phản ứng ngoại ý do didanosin. Cần ngưng thuốc didanosin ở các bệnh nhân phát triển các phản ứng ngoại ý. Việc ức chế tế bào CD4+ đã được ghi nhận ở các bệnh nhân sử dụng tenofovir DF với liều didanosin 400mg/ngày.
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN khi sử dụng thuốc Trustiva
Tác dụng phụ
Efavirenz: Các triệu chứng tâm thần. Các biến cố ngoại ý tâm thần nghiêm trọng đã được báo cáo ở các bệnh nhân điều trị efavirenz. Trong các cuộc thử nghiệm có kiểm chứng, các triệu chứng tâm thần ghi nhận ở tần suất >2% trong số các bệnh nhan điều trị với efavirenz hoặc điều trị bằng kiểm chứng, là trầm cảm (19%, 16%), lo lắng (13%, 9%), và bồn chồn (7%, 2%).
Đã có ghi nhận tăng cholesterol toàn phần ở mức từ 10 đến 20% so với đường nền trên một số tình nguyện viên không bị nhiễm vi rút nhưng đã sử dụng efavirenz.
Emtricitabin: trong các thử nghiệm lâm sàng, các phản ứng ngoại ý xảy ra ở ít nhất 5% đối tượng nghiên cứu đã được điều trị và chưa được điều trị với emtricitabin cùng với các thuốc kháng vi rút khác bao gồm đau khớp, ho nhiều hơn, rối loạn tiêu hóa, sốt, đau cơ, đau, đau bụng, đau lung, dị cảm, bệnh thần kinh ngoại biên bao (gồm dây thần kinh ngoại biên và bệnh thần kinh), viêm phổi, viêm mũi và nổi ban (bao gồm nổi ban, nổi ban ngứa ban sần, mày đay, nổi mụn mủ và phản ứng dị ứng).
Tenofovir disoproxil fumarate: Các biến cố ngoại ý đáng kể nhất đã được ghi nhận ở các bệnh nhân điều trị tenofovir disoproxil fumarate bao gồm nhiễm acid lactic/ gan to nhiễm mỡ, viêm gan nặng cấp tính tiến triển trên lâm sàng, suy thận mới hoặc suy thận tiến triển nặng thêm, giảm nồng độ chất khoáng trong xương, hội chứng tái lập miễn dịch.
QUÁ LIỀU VÀ XỬ TRÍ
Làm gì khi dùng quá liều?
Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức. Các triệu chứng quá liều có thể bao gồm: chuyển động của cơ thể không thể kiểm soát; hoa mắt; đau đầu; khó tập trung; căng thẳng; nhầm lẫn; hay quên; khó ngủ hoặc duy trì giấc ngủ; những giấc mơ lạ; buồn ngủ; ảo giác; tâm trạng phấn khích bất thường.
Làm gì nếu quên 1 liều?
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
QUY CÁCH, BẢO QUẢN, HẠN DÙNG
- Quy cách: 1 lọ 30 viên
- Dạng bào chế: viên nén
- Bảo quản: Bảo quản ở nơi khô ráo, mát (15 – 30 °C); tránh ánh sáng trực tiếp và nhiệt độ cao.
- Hạn sử dụng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
THUỐC TRUSTIVA CÓ GIÁ BAO NHIÊU?
Thuốc Trustiva có giá bán: ?/hộp
SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.