Đại tiện là nhu cầu sinh lý cơ bản của mỗi chúng ta, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Thông qua thói quen đại tiện và tính chất phân, bạn có thể có một cái nhìn sơ bộ về sức khỏe hệ tiêu hoá của mình.
1. Đi đại tiện bình thường là như thế nào?
Đi vệ sinh như thế nào là bình thường là thắc mắc chung của rất nhiều người. Để đánh giá được điều đó, ta cần dựa vào thói quen đi đại tiện và tính chất của phân.
1.1. Thói quen đi đại tiện
Đại tiện là hình thức loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể theo đường tiêu hoá. Thói quen của mỗi người không giống nhau, có người đi đại tiện hàng ngày nhưng cũng có người một tuần chỉ vài lần.
Số lần đi đại tiện và số lượng phân thải ra mỗi lần tuỳ thuộc vào chế độ ăn, cơ địa, hệ vi khuẩn đường ruột và thói quen sống. Gen và lượng chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày ảnh hưởng khá nhiều đến tần suất. Theo khuyến cáo, mỗi ngày lượng chất xơ cần cho nam giới là 38 gram và phụ nữ cần 25gram.
Như vậy, tần suất đi đại tiện như thế nào là bình thường? Tần suất đại tiện phổ biến nhất là 1 lần/ngày. Có những người đi đại tiện nhiều hơn – khoảng 2 – 3 lần/ ngày, hoặc ít hơn – khoảng 3 – 4 lần/ tuần vẫn được xem là bình thường. Nếu tần suất đại tiện của bạn nhiều hơn hoặc ít hơn những con số ở trên và điều đó xảy ra trong một thời gian dài thì nhiều khả năng là hệ tiêu hoá của bạn đang có vấn đề.
1.2. Tính chất phân
Ở người bình thường, phân có dạng hình ống giống như xúc xích, mềm mại không thô cứng, bề mặt mịn, không nặng mùi. Phân có thể sần sùi hoặc có vết nứt khi chế độ ăn thiếu nước và chất xơ. Phân thường có màu nâu sẫm hoặc vàng nâu. Màu sắc của phân còn có thể thay đổi tuỳ thuộc vào thức ăn và thuốc.
Giải đáp đi đại tiện như thế nào là bình thường?
2. Dấu hiệu bất thường khi đại tiện
Nhận biết những dấu hiệu bất thường khi đại tiện là cần thiết để ta có thể phát hiện sớm những bệnh lý trên hệ tiêu hoá và điều trị kịp thời. Nếu sự thay đổi kéo dài trên 1 tuần, bạn cần đến gặp bác sĩ.
2.1. Thay đổi về tần suất đại tiện
Nếu đi đại tiện nhiều hơn 3 lần/ngày, có thể bạn đang bị tiêu chảy. Bên cạnh đó, hơn 3 ngày mới đi đại tiện 1 lần cũng là tình trạng bất thường. Phân ứ đọng trong đại trực tràng quá lâu sẽ dẫn đến nhiều vấn đề như trĩ, táo bón, tiêu ra máu, tắc ruột,…
2.2. Thay đổi về tính chất phân
Phân cứng, nhỏ, phải rặn để đẩy ra: Nghĩa là bạn đang bị táo bón.
Nguyên nhân thường gặp nhất là chế độ ăn không đủ nước và chất xơ. Hãy bổ sung vào thực đơn thêm các loại hoa quả, rau củ, quả hạch và hạt.Phân có màu đen như hắc ín hoặc đỏ tươi: bạn đang bị chảy máu đường tiêu hoá. Bạn cần gặp bác sĩ ngay khi thấy có máu trong bồn cầu.
Một số loại thuốc có chứa bismuth cũng có thể làm phân có màu đen nhưng tình trạng này sẽ hết khi ngưng thuốc.Phân lỏng nhưng không do tiêu chảy: bệnh Celiac. Theo đó, những người mắc bệnh này không có khả năng hấp thu gluten (protein trong lúa mì, lúa mạch). Khi ăn các thức ăn có chứa gluten, hệ miễn dịch sẽ huỷ hoại các vi nhung mao trong lòng ruột non khiến cơ thể không hấp thu được các chất dinh dưỡng từ thức ăn. Bệnh nhân có thể bị tiêu lỏng và đi đại tiện nhiều lần trong ngày.Phân nổi lên thay vì chìm xuống: đường tiêu hoá bị đầy hơi. Điều này là bình thường nếu bạn ăn nhiều đậu, giá đỗ, cải bắp hoặc một bữa ăn thịnh soạn. Tuy nhiên, nếu điều này xuất hiện thường xuyên và bạn thấy váng dầu kèm theo phân thì có khả năng là bạn đang bị viêm tụy hoặc nhiễm trùng. Hậu quả là người bệnh bị giảm khả năng sản xuất các enzym tiêu hoá mỡ hoặc niêm mạc ruột bị tổn thương dẫn đến kém hấp thu. Phân lỏng có mùi sulfur, mùi trứng thối: nhiễm Giardia. Ký sinh trùng Giardia thường có trong nước tự nhiên. Người bệnh có khả năng nhiễm Giardia nếu đi bơi ở các ao hồ, sông suối, đi cắm trại hoặc uống nước chưa nấu chín. Bệnh nhân có thể tiêu lỏng kéo dài nhiều tuần đến nhiều tháng nhưng vẫn cảm thấy khoẻ. Để chẩn đoán xác định căn bệnh này cần xét nghiệm mẫu phân.Phân nhỏ dẹt như bút chì: táo bón hoặc ung thư trực tràng. Táo bón có thể khiến phân mảnh dẹt nhưng chỉ trong thời gian ngắn và được cải thiện khi bạn ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước. Nếu tình trạng này kéo dài nhiều tháng và phân ngày càng nhỏ dẹt hơn, đó có thể là dấu hiệu của ung thư trực tràng. Khối u chiếm chỗ trong trực tràng làm phân không có không gian để đóng khuôn như bình thường.Phân lỏng và có màu xanh tảo biển: nhiễm Clostridium difficile. Thường gặp sau một thời gian dài sử dụng kháng sinh, làm phá vỡ cân bằng hệ vi khuẩn trong đường ruột dẫn đến Clostridium difficile phát triển ồ ạt và gây ra các vấn đề về hệ tiêu hoá.
Chế độ ăn hợp lý giúp bảo vệ hệ tiêu hoá
3. Xây dựng thói quen đi đại tiện một cách khoa học
Vậy chúng ta nên tập thói quen đi đại tiện như thế nào là tốt? Chúng ta hoàn toàn có thể bảo vệ hệ tiêu hoá, loại bỏ các tình trạng đại tiện bất thường tại nhà bằng cách thay đổi lối sống như sau:
3.1. Xây dựng chế độ ăn hợp lý
Bạn nên ăn nhiều chất xơ như rau, củ, quả, trái cây tươi, các loại hạt. Ăn thêm các thực phẩm có tính nhuận tràng như khoai lang, chuối, bơ,… Tăng cường các loại thức ăn chứa vitamin nhóm B như ngũ cốc, đu đủ để kích thích nhu động ruột.Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào, cay nóng, các chất kích thích như cà phê, nước trà, bia, rượu.Mỗi ngày uống đủ nước khoảng 2 – 2,5 lít/ ngày. Nên uống nước ấm sau khi thức dậy và khi đói bụng.
3.2. Xây dựng chế độ vận động lành mạnh
Tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, yoga,…Mỗi ngày ngủ đủ giấc khoảng 7 – 8 tiếng/ ngày. Tập thói quen không thức khuya, đi ngủ đúng giờ và thức dậy sớm.Tập thói quen đại tiện vào một khung giờ cố định trong ngày, không nhịn đại tiện quá lâu.
Đại tiện bình thường được đánh giá chung thông qua thói quen đại tiện và tính chất phân. Bạn cần dựa vào những dấu hiệu trên để biết thế nào là đại tiện bình thường và bất thường. Việc xây dựng thói quen đi đại tiện một cách khoa học không chỉ giúp bạn có hệ tiêu hóa khỏe mạnh mà còn bảo vệ chất lượng cuộc sống.
Thông tin cần tư vấn liên hệ 0978342324 hoặc truy cập thuockedon24h.com để được hỗ trợ.