Cách chữa covid tại nhà cho trẻ em? Cha mẹ cần chú ý điều gì?

Cách chữa covid tại nhà cho trẻ em? Cha mẹ cần chú ý điều gì? Hãy cùng thuockedon24h tham khảo và giải đáp cho các bạn trong bài viết này!

Cách chữa covid tại nhà cho trẻ em?

Khi nào trẻ mắc COVID-19 có thể được điều trị tại nhà?

Trẻ mắc COVID-19 được điều trị tại nhà khi đáp ứng các tiêu chí sau:

– Không có bất kì triệu chứng nào hoặc triệu chứng nhẹ.

– Không có bệnh nền hoặc bệnh nền đang được điều trị ở mức ổn định.

– Có người nhà chăm sóc, theo dõi tại nhà và có khả năng liên hệ với nhân viên y tế khi cần thiết.

2/ Khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám, điều trị hoặc báo cho nhân viên y tế?

Nếu trẻ có xuất hiện một trong các dấu hiệu sau, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám, điều trị hoặc liên hệ với nhân viên y tế để được hướng dẫn:

– Trẻ lừ đừ, lừ đừ, khóc nhiều và không chịu chơi.

– Trẻ sốt cao kéo dài mặc dù đã uống thuốc hạ sốt và/hoặc lau người bằng nước ấm HOẶC sau 2 ngày kể từ khi trẻ sốt mà không đỡ

– Trẻ thở nhanh, thở mệt, thở vào mũi, thở ra và hóp ngực (Xem bảng xác định ngưỡng thở nhanh so với tuổi).

– Tím tái (Chú ý môi, đầu ngón tay).

– Trẻ không thể ăn/bú/uống HOẶC ăn/bú/uống ít hơn đáng kể so với bình thường HOẶC nôn (ói) mọi thứ trong khi ăn/uống/bú.

SpO2 < 96% (nếu có máy đo).
– Trẻ bị đau ngực.
– Trẻ khô môi, mắt trũng, khát nước, tiểu ít.
– Trẻ bị nổi mẩn đỏ/chấm trên da, nổi mụn nước ở miệng/lòng bàn tay, bàn chân…
    HOẶC bất kỳ triệu chứng nào khiến các thành viên trong gia đình lo lắng.

Cha mẹ cần chú ý điều gì?

– Luôn để ý các dấu hiệu cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất như đã nêu trên.
– Tăng cường dinh dưỡng, ăn uống điều độ, ăn nhiều rau quả tươi.
– Bổ sung dịch cho trẻ bằng cách cho trẻ uống nước/sữa/nước trái cây/nước điện giải; không bổ sung bằng nước giải khát công nghiệp.
– Tiếp tục dùng thuốc điều trị bệnh nền (nếu có).
– Không tự ý sử dụng các loại thuốc kháng virus, kháng sinh, kháng viêm… khi chưa có hướng dẫn của nhân viên y tế.
– Không xông hơi cho trẻ vì có nguy cơ gây bỏng, ngộ độc.
– Dùng thuốc điều trị triệu chứng (khi trẻ có triệu chứng).

Đối với trẻ bị sốt: Sốt là triệu chứng rất phổ biến ở trẻ mắc COVID-19, gần như là triệu chứng đầu tiên giúp phát hiện trẻ bị bệnh. Nếu trẻ sốt từ 38,50C, dùng hạ sốt cho trẻ với liều 10 – 15mg/kg/lần, uống (hoặc thụt hậu môn nếu cần), 4 – 6 giờ 1 lần khi cần. Lưu ý tổng liều lượng thuốc mỗi ngày không được vượt quá 60mg/kg/ngày. Đồng thời, nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, bổ sung thêm các chất lỏng (nước, điện giải, nước trái cây, sữa) cho trẻ.

+ Đối với trẻ sổ mũi, ngạt mũi: Dùng nước muối sinh lý 0,9% để nhỏ mũi.

+ Đối với trẻ bị ho: dùng thuốc ho (không kê đơn), siro ho thảo dược.

+ Đối với trẻ bị tiêu chảy: Bổ sung thêm các loại dịch (nước lọc, nước trái cây, nước điện giải oresol, sữa) sau mỗi lần tiêu chảy. Sử dụng men vi sinh, men tiêu hóa cần có sự hướng dẫn của nhân viên y tế. Không dùng thuốc chống tiêu chảy.

Khi nào thời gian cách ly và chăm sóc tại nhà sẽ kết thúc

Sau 7 ngày cách ly và điều trị, test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2:

– Nếu âm tính thì hết thời gian cách ly.

– Nếu dương tính tiếp tục cách ly tại nhà đủ 10 ngày nếu đã tiêm phòng, 14 ngày nếu chưa tiêm phòng.

Nguồn: Tham khảo Internet

SEO2023

Thông tin cần tư vấn liên hệ 0978342324 hoặc truy cập thuockedon24h.com để được hỗ trợ.