Từ lâu, glucosamine đã được biết đến với tác dụng hỗ trợ giảm đau và điều trị các bệnh như thoái hóa khớp và viêm khớp. Tuy nhiên, nhiều người vẫn có sự e dè nhất định khi sử dụng glucosamine vì không biết liệu uống glucosamine có hại dạ dày không?
1. Glucosamine là gì?
Glucosamine là một trong những hợp chất tự nhiên, được xếp như một loại đường amino. Hợp chất này được ví như “viên gạch” hỗ trợ cơ thể, giúp xây dựng nên các tế bào và cấu trúc mô. Glucosamine có nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với nhiều chức năng trong cơ thể, ví dụ như giúp các tế bào phát triển và duy trì phần sụn trong các khớp.
Không chỉ có trong khớp người mà còn được tìm thấy ở một vài loài động thực vật, cụ thể là từ các mô của vỏ sò, xương động vật và nấm. Trong thực tế, việc bổ sung thiếu hụt ở cơ thể người thường được lấy từ các nguồn tự nhiên này.
Về mặt y học, thường được biết đến và sử dụng nhiều trong việc điều trị và ngăn ngừa các rối loạn khớp, điển hình là viêm xương khớp. Glucosamine có thể được dùng bằng đường uống hoặc bôi ngoài da dưới dạng kem hoặc thuốc mỡ.
2. Uống glucosamine có hại cho dạ dày không?
Nhờ những lợi ích trong điều trị bệnh viêm xương khớp nên glucosamine được nhiều người quan tâm và tin tưởng sử dụng. Tuy nhiên, nhiều người cũng tỏ ra khá e dè không biết liệu uống glucosamine nói chung hay cụ thể là glucosamine Nhật có hại dạ dày không?
Trả lời cho câu hỏi glucosamine có hại dạ dày không, nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới nhận định là không có rủi ro này. Sử dụng glucosamine để điều trị các bệnh về thoái hóa khớp trong thời gian từ 2 – 3 tháng là điều bình thường không gây ảnh hưởng gì đến dạ dày người bệnh. Tại Mỹ, glucosamine được xếp vào dạng thực phẩm chức năng có tác dụng chống thoái hóa và không có hiệu quả giảm đau nên an toàn với đường ruột của người sử dụng.
Tuy nhiên, trong số những người tham gia nghiên cứu về việc sử dụng để điều trị thoái hóa khớp, có vài trường hợp hi hữu xảy ra các tác dụng phụ ở dạ dày, khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng với những triệu chứng khó chịu như đầy hơi, buồn nôn, trướng bụng, khó tiêu, chán ăn, tiêu chảy hoặc táo bón. Đồng thời, các nhà nghiên cứu về glucosamine cũng khuyến cáo những người có những bệnh lý liên quan đến tim mạch hay tăng huyết áp,… cũng nên thận trọng và hỏi kỹ ý kiến từ bác sĩ trước khi dụng chất này.
Nếu dùng dạng uống, người bệnh cũng nên tránh sử dụng cùng lúc với các loại thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau như paracetamol hay thuốc dùng để điều trị tăng lipid máu statin… Glucosamine có khả năng làm tăng hấp thu chất tetracyclin ở dạ dày và ruột, do đó làm giảm hiệu quả của các loại thuốc trên. Nên phân chia ra các thời gian riêng biệt trong ngày để uống glucosamine và các loại thuốc trên.
Ngoài ra, không nên dùng glucosamine cho phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ nhỏ và trẻ dưới 18 tuổi vì hiện tại chưa có số liệu rõ ràng về hiệu quả điều trị cũng như độ an toàn đối với những đối tượng này.
Uống glucosamine có hại dạ dày không người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa
3. Hướng dẫn dùng glucosamine đúng cách nhất
Glucosamine là thực phẩm chức năng thường dùng để điều trị các tình trạng thoái hóa xương khớp thứ phát hoặc nguyên phát, viêm khớp mạn hoặc cấp tính. Hợp chất là có tác dụng chống thoái hóa, không phải thuốc kháng viêm giảm đau nên tác dụng giảm đau của glucosamin thường tiến triển rất chậm. Thông thường, sử dụng glucosamine từ 4 – 6 tuần thì hiệu quả giảm đau mới xuất hiện. Để giảm đau khớp trong giai đoạn đầu, người bệnh nên kết hợp dùng chung với các thuốc kháng viêm giảm đau nếu đau nhiều. Thời điểm uống glucosamine được khuyến cáo là ngay tại bữa ăn hoặc sau khi ăn, uống kèm với nhiều nước để dễ hấp thu hơn.
Thời gian sử dụng glucosamine nên kéo dài từ 2 – 3 tháng, kết hợp điều trị nhắc lại mỗi 6 tháng 1 lần hoặc có thể ngắn hơn tùy vào tình trạng của người bệnh hiện tại. Việc thăm khám với bác sĩ sẽ giúp đánh giá được hiệu quả sử dụng glucosamine sau mỗi liệu trình điều trị.
Một số nghiên cứu cho thấy glucosamine có thể không tác dụng đối với tất cả các bệnh nhân cũng như các loại thoái hóa các khớp khác nhau. Chính vì vậy, nếu điều trị từ 3 – 6 tháng mà không thấy hiệu quả thì người bệnh nên tạm dừng thuốc hoặc thay đổi thuốc/ biện pháp điều trị theo sự tư vấn từ bác sĩ.
Như vậy qua việc tìm hiểu glucosamine có hại dạ dày không, có thể thấy hợp chất chất này an toàn đối với dạ dày của chúng ta khi sử dụng. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối đa khi điều trị bằng glucosamine, người bệnh cần tuân thủ đúng các chỉ định từ bác sĩ.
Thông tin cần tư vấn liên hệ 0978342324 hoặc truy cập thuockedon24h.com để được hỗ trợ.