Quy trình thực hiện siêu âm chọc hút mủ ổ áp xe gan diễn ra như thế nào?

Áp xe gan là bệnh lý nhiễm trùng hoại tử tế bào và tạo mủ trong gan. Nếu không được điều trị kịp thời, áp xe gan sẽ gây nhiều biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng ổ bụng, vỡ ống tiêu hóa. Hiện nay, phương pháp siêu âm chọc hút mủ ổ áp xe được các bác sĩ thực hiện có hiệu quả cao trong điều trị bệnh nhân áp xe gan.

1. Bệnh áp xe gan có triệu chứng gì và chẩn đoán như thế nào?

Các triệu chứng của bệnh áp xe gan bao gồm:

Người bệnh sốt, có thể sốt cao ở từng giai đoạn nhưng trong thời gian dài. Tức nặng bụng phần hạ sườn phải do gan bị to ra. Bệnh nhân bị đau bụng dữ dội, đặc biệt ở vùng hạ sườn phải kèm theo khó thở do gan phồng to chèn vào cơ hoành. Ngoài ra, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng không đặc hiệu như ớn lạnh, chán ăn, sụt cân, buồn nôn. Thực tế lâm sàng cho thấy khoảng 50% bệnh nhân áp xe gan có gan to, vàng da, và khoảng một nửa số bệnh nhân còn lại không có triệu chứng gì liên quan tới bệnh gan.

Bệnh áp xe gan được các bác sĩ chẩn đoán bằng phương pháp hình ảnh như: Chụp X quang, siêu âm, quét dò tìm bạch cầu gắn indium và gallium, cộng hưởng từ hạt nhân MRI.

Trường hợp bác sĩ chẩn đoán cơ hoành bệnh nhân bị nâng cao hoặc có hiện tượng thâm nhiễm đáy hay tràn dịch màng phổi, tiến hành chụp X quang phổi để xác định ổ áp xe.

Sốt cao 39.5 độ, khạc đờm ra máu kèm đau cơ là dấu hiệu bệnh gì?

Sốt cao trong thời gian dài có thể là triệu chứng của bệnh áp xe gan

2. Siêu âm chọc hút mủ ổ áp xe gan được thực hiện trong trường hợp nào?

Siêu âm chọc hút mủ ổ áp xe được thực hiện bằng phương pháp dùng kim chọc vào ổ áp xe dưới hướng dẫn của siêu âm nhằm chẩn đoán và điều trị áp xe gan.

Theo hướng dẫn của Bộ Y Tế, thủ thuật này được chỉ định ở người bệnh có các yếu tố sau: Người bệnh có ổ áp xe lớn hơn 5 cm.Người bệnh có ổ áp xe ở giai đoạn hóa mủ. Bệnh nhân có dấu hiệu vỡ ổ áp xe hay cặn ổ áp xe cần hút để điều trị.Bệnh nhân cần chẩn đoán phân biệt với u gan.

Theo hướng dẫn của Bộ Y Tế không thực hiện siêu âm chọc hút mủ ổ áp xe ở các bệnh nhân sau: Bệnh nhân có rối loạn đông máu: Prothrombin <50%.Bệnh nhân dị ứng với thuốc gây tê Xylocain. Người bệnh có tiểu cầu < 50 g/l.Người bệnh được chẩn đoán đường dẫn vào không an toàn khi siêu âm.

3. Quy trình thực hiện siêu âm chọc hút mủ ổ áp xe gan

3.1. Siêu âm chọc hút mủ áp xe gan cần chuẩn bị gì?

Siêu âm chọc hút mủ áp xe đòi hỏi kỹ thuật cao, nên yêu cầu bác sĩ thực hiện cần có kinh nghiệm. Trên thực tế, quy trình thực hiện thủ thuật cần ít nhất hai bác sĩ, hai điều dưỡng có chuyên môn tốt và các phương tiện để tiến hành như sau:

Một máy siêu âm và một cáng nằmKim chọc tủy sống loại 18G – 20G hoặc kim sắt có nòng loại lớnBơm tiêm 5ml và 10 ml. Một ống Xylocain 2% 2mlBông cồn, gạc vô trùng, săng có lỗ, cồn sát trùng 70%, băng dính y tế và găng tay vô trùng.

Hồ sơ bệnh án của người bệnh có đầy đủ phim chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ. Trước khi tiến hành thủ thuật, bác sĩ cần giải thích cho bệnh nhân về mục đích, các tai biến có thể xảy ra và hướng dẫn bệnh nhân viết cam đoan đồng ý thực hiện thủ thuật siêu âm chọc hút mủ ổ áp xe.

Xét nghiệm công thức máu toàn bộ giúp phát hiện ra nhiều loại bệnh

Trước khi siêu âm chọc hút mủ ổ áp xe gan bệnh nhân cần xét nghiệm công thức máu

3.2. Siêu âm chọc hút mủ ổ áp xe gan tiến hành như thế nào?

Trước khi tiến hành thủ thuật, bác sĩ cần kiểm tra tình trạng mạch đập, huyết áp, nhịp thở của người bệnh. Bác sĩ cũng cần kiểm tra đảm bảo hồ sơ bệnh án của bệnh nhân đầy đủ các kết quả xét nghiệm như sau:

Xét nghiệm công thức máu, đông máu cơ bản, xét nghiệm HIV.Kiểm tra người bệnh có tiền sử dị ứng thuốc hay không.Kết quả xét nghiệm cận lâm sàng gồm siêu âm, CT scanner, MI.Kiểm tra phiếu chỉ định, phiếu cam đoan của người bệnh, phiếu xét nghiệm nuôi cấy dịch ổ áp xe gan hoặc làm tế bào học.

Sau quy trình kiểm tra người bệnh và hồ sơ bệnh án, bác sĩ tiến hành thủ thuật gồm các bước sau:

Hướng dẫn người bệnh nằm trên cáng theo quy định siêu âm bụng.Bác sĩ làm siêu âm kiểm tra vị trí nang gan và xác định đường vào, cùng bác sĩ chọc hút xác định hướng đi của kim. Điều dưỡng sát trùng tại vị trí sẽ chọc.Bác sĩ làm chọc hút đi găng vô trùng, trải săng có lỗ vào vị trí chọc hút và gây tê nơi chọc.Bác sĩ dùng kim chọc qua da vào thẳng vị trí ổ áp xe gan, khi đầu kim vào tới ổ áp xe gan, dùng bơm tiêm 10ml lắp vào kim chọc hút để hút mủ trong ổ áp xe, hút mủ cho tới khi không thể tiếp tục nữa thì dừng.Bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân nín thở và rút nhanh kim ra khỏi cơ thể.Băng dính gạc vị trí chọc và chuyển người bệnh về phòng theo dõi.

Trong vòng 6 giờ sau khi làm thủ thuật, bác sĩ cần theo dõi mạch đập, huyết áp, tình trạng bệnh nhân.

4. Các tai biến khi thực hiện siêu âm chọc hút mủ ổ áp xe gan

Một số tai biến có thể gặp phải khi thực hiện chọc hút mủ ổ áp xe bao gồm:

Chảy máu: Bác sĩ cần theo dõi sát tình trạng bệnh nhân, trường hợp chảy máu ít không cần can thiệp mà người bệnh cần nằm theo dõi thêm, cần can thiệp ngoại khoa hoặc truyền máu nếu bệnh nhân chảy máu nhiều.Thủng tạng rỗng: Bác sĩ tiến hành phẫu thuật để xử trí.Bệnh nhân đau vị trí chọc: Bác sĩ có thể cho bệnh nhân dùng thuốc giảm đau như efferagan….

Thông tin cần tư vấn liên hệ 0978342324 hoặc truy cập thuockedon24h.com để được hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *