Bài viết sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về cách khắc phục để làm dịu cơn đau dạ dày của trẻ? Đau bụng ở trẻ lớn và người trưởng thành có thể dễ dàng nhận biết và khắc phục nhanh. Nhưng đối với đau dạ dày ở trẻ nhỏ, bố mẹ cần nhận biết qua những biểu hiện của con trước để giúp bé.
1. Triệu chứng của cơn đau dạ dày
Con bạn có thể đang muốn nói rằng bé đau dạ dày nếu có một hoặc nhiều dấu hiệu sau: Có hành vi gây sự chú ý hoặc gắt gỏng, Không ngủ hoặc không ăn, Khóc nhiều hơn bình thường, Bị tiêu chảy, Nôn, Không nằm hay ngồi yên (vặn vẹo hoặc quơ tay múa chân) Khuôn mặt lộ rõ sự đau đớn (nhắm nghiền mắt, nhăn nhó).
Đau dạ dày ở trẻ em khá phổ biến, nhưng may mắn là thường không do nguyên nhân nghiêm trọng gây ra. Tuy nhiên trẻ bị đau dạ dày có thể đau đớn và khó chịu, vì vậy cha mẹ cần biết cách làm dịu cơn đau bụng cho bé.
2. Nguyên nhân đau dạ dày ở trẻ và cách khắc phục
2.1. Đau bụng
Khi đau bụng dưới, đầy hơi, bé sẽ đau đớn, nhăn mặt khó chịu
Bé đau dạ dày vì nhiều lý do khác nhau. Các bác sĩ vẫn chưa biết chắc tại sao trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi lại bị đau bụng, nhưng có thể là do vấn đề ở ruột và hệ tiêu hóa nói chung. Con bạn nhiều khả năng đang bị đau bụng nếu có biểu hiện:
Khóc nhiều hơn vào cuối buổi chiều hoặc tối;Khóc ít nhất 3 giờ trong 3 ngày/tuần hoặc nhiều hơn trong ít nhất 3 tuần. Kéo chân lên ngực khi khóc;“Xì hơi” rất nhiều.
Mỗi em bé, mỗi tình trạng có thể đáp ứng với những cách can thiệp khác nhau. Sau đây là những gợi ý cha mẹ có thể tham khảo để làm dịu cơn đau dạ dày ở trẻ em:
Quấn em bé trong chăn, Bế bé và đi dạo xung quanh hoặc đung đưa trong lòng tay,Mở nhạc trắng / nhiễu trắng (white noise) cho bé nghe. Đây là những âm thanh giống và có cùng tần số mà bé sơ sinh đã được nghe khi ở trong bụng mẹ, được chứng minh có tác dụng ru ngủ hoặc dỗ dành trẻ con,Cho bé ngậm núm vú giả.
Nhưng không phải bất cứ lúc nào bé khóc quấy đều là do đau bụng. Đưa trẻ đến bác sĩ nếu bé khóc nhiều và không có dấu hiệu khá hơn, hoặc xuất hiện các triệu chứng khác như tiêu chảy, sốt, ăn / bú kém.
Tiếng ồn và áp lực liên tục khi con khóc có thể làm suy kiệt cả những người làm cha mẹ kiên nhẫn nhất. Hãy đổi ca với vợ / chồng hoặc người chăm sóc trẻ và dành thời gian nghỉ ngơi.
2.2. “Xì hơi”
Ở trẻ sơ sinh, đau bụng và “xì hơi” thường đi đôi với nhau do hệ tiêu hóa non nớt của bé vẫn đang phát triển. Nguyên nhân khiến bé “xì hơi” nhiều có thể là
Nuốt nhiều không khí, Khó tiêu sữa hoặc một số loại thực phẩm, Ảnh hưởng gián tiếp qua sữa mẹ bị khi mẹ ăn một số thực phẩm nhất định.
Nếu mẹ đang cho con bú, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về những thực phẩm nên ăn và tránh những món có thể ảnh hưởng đến bé qua sữa mẹ. Nếu bé uống sữa công thức, hãy hỏi bác sĩ về việc chuyển sang một loại sữa khác thích hợp hơn.
2.3. Táo bón
Hệ tiêu hóa non yếu của có thể trẻ dễ bị táo bón hơn. Việc con thường xuyên đi ngoài khó khăn, phân khô cũng không phải là vấn đề đáng lo ngại nhiều.
Táo bón khiến bé đi ngoài khó khăn hơn
Một số lý do khiến trẻ táo bón bao gồm: Nhu động ruột kém;Không ăn đủ thực phẩm giàu chất xơ trái cây và rau quả, Không uống đủ nước,Thay đổi chế độ ăn uống hoặc thói quen sinh hoạt, Dùng một số loại thuốc, Dị ứng sữa.
Mặc dù táo bón cũng có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh, nhưng thường phổ biến hơn khi trẻ bắt đầu ăn dặm. Trẻ sơ sinh căng thẳng và gồng mình trong khi cố gắng “ị” là rất bình thường. Thậm chí nếu bé không đại tiện trong vòng một vài ngày thì vẫn ổn nếu không có vấn đề bất thường nào khác.Cách tốt nhất để hạn chế táo bón là tăng nhu động ruột cho trẻ. Bố mẹ có thể:
Cho bé uống 1 – 2 muỗng cà phê nước ép mận;Hạn chế những món dễ gây táo bón, như sữa và phô mai;Khuyến khích bé vận động, chơi đùa;Để mọi việc tự nhiên, không quá căng thẳng chuyện đi vệ sinh của bé.
Lưu ý, không được tùy tiện cho con uống thuốc nhuận tràng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
2.4. Trào ngược
Chứng trào ngược (ợ nóng) khiến bé có cảm giác nóng rát cổ họng do axit dạ dày trào ngược lên thực quản. Đôi khi, trẻ sơ sinh bị trào ngược là do rối loạn tiêu hóa, hay còn gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Dấu hiệu trào ngược thường là:
Không chịu ăn / bú;Nấc;Lấy tay che miệng hoặc cổ;Ho nhiều, nhất là vào ban đêm;Khò khè;Nhiễm trùng tai thường xuyên;Nghe tiếng tim đập mạnh trong ngực;Nôn ói nhiều;Tăng cân kém.
Hệ tiêu hóa kém làm bé khó hấp thụ, khó tăng cân
Nếu lo lắng bé bị trào ngược, hãy đến bác sĩ thăm khám. Bác sĩ có thể hướng dẫn mẹ các tư thế cho ăn để giữ cho bé đứng thẳng và axit không trào lên thực quản. Ngoài ra còn có một số loại thuốc kê toa để giảm bớt axit dạ dày và làm cho dạ dày trống nhanh hơn. Nhiều trẻ sơ sinh không còn bị trào ngược khi được 1 tuổi.
3. Nếu trẻ bị đau dạ dày dữ dội thì khi nào cần gọi bác sĩ?
Nếu trẻ bị đau dạ dày dữ dội hoặc liên tục không thuyên giảm, hãy đưa bé đến bác sĩ nhi khoa. Bác sĩ cũng sẽ hỏi về các triệu chứng khác, cha mẹ cần quan sát chú ý: Nôn, Sốt từ 38°C trở lên, Đau đầu, Đau họng,Tiêu chảy kéo dài nhiều ngày.
Ngoài ra, phụ huynh cũng cần đưa con đến bệnh viện nếu bé đau dạ dày là do nhiễm virus, ký sinh trùng hoặc một số bệnh lý hiếm gặp. Một số cơn đau dạ dày ở trẻ em xuất phát từ nguyên nhân nhiễm trùng bao gồm:
Viêm họng do liên cầu khuẩn (rất hiếm gặp ở trẻ sơ sinh);Nhiễm trùng đường tiết niệu (phổ biến nhất ở các bé gái từ 1 – 5 tuổi) Viêm dạ dày – ruột;Tiêu chảy cấp do rotavirus;Bệnh nhiễm khuẩn salmonella (ngộ độc thực phẩm);Tiêu chảy và các bệnh đường ruột do E coli;Bệnh nhiễm khuẩn đường ruột do vi khuẩn Campylobacter hoặc Shigellosis.
Các nguyên nhân ít phổ biến hơn khiến trẻ bị đau dạ dày bao gồm: Viêm ruột thừa
Nếu vị trí đau nằm ở chính giữa bụng và sau đó chuyển sang bên phải, nhiều khả năng là do ruột thừa. Tuy nhiên viêm ruột thừa rất hiếm khi xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Tắc nghẽn ruột: Một đoạn ruột của bé có thể lồng vào một đoạn kế đó và gây tắc nghẽn. Tình trạng này rất hiếm, nhưng có thể gặp ở trẻ từ 8 – 14 tháng. Bác sĩ có thể chụp X-quang để chẩn đoán tắc nghẽn ruột, sau đó chỉ định thuốc xổ hoặc phẫu thuật thông ruột.
Thông tin cần tư vấn liên hệ 0978342324 hoặc truy cập thuockedon24h.com để được hỗ trợ.