Bài viết sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về Bệnh Dieulafoy là gì? Tổn thương Dieulafoy và xuất huyết tiêu hóa. Tổn thương Dieulafoy là nguyên nhân hiếm gặp gây xuất huyết tiêu hóa. Triệu chứng thường gặp là xuất huyết tiêu hóa xảy ra đột ngột, không có dấu hiệu báo trước, bệnh nhân đột ngột nôn ra máu, tiêu phân đen, mạch nhanh, hạ huyết áp nguy cơ đe dọa tính mạng.
1. Bệnh Dieulafoy là gì?
Bệnh Dieulafoy là một bệnh lý tương đối hiếm gặp, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1884. Tuy nhiên vào năm 1898, bệnh mới được bác sĩ người Pháp Georges Dieulafoy mô tả một cách cụ thể và chính xác, từ đó bệnh Dieulafoy được lấy theo tên ông. Bệnh Dieulafoy đặc trưng bởi vỡ, chảy máu một động mạch bất thường dưới niêm mạc, là nguyên nhân hiếm gặp gây xuất huyết đường tiêu hóa.
Hình ảnh thương tổn Dieulafoy là một động mạch nhỏ dưới niêm mạc bị giãn ra, không ổn định, ăn mòn niêm mạc đường tiêu hóa. Thông thường, các mạch máu của đường tiêu hóa sẽ trở nên nhỏ dần về kích thước ở ngoại vi. Tuy cũng ở vị trí ngoại vi, nhưng các thương tổn Dieulafoy duy trì khẩu kính từ 1-5mm, lớn gấp 10 lần so với kích thước tối đa bình thường của các mao mạch niêm mạc ở vị trí tương tự.
Trên nội soi, hình ảnh thương tổn Dieulafoy là một ngòi mạch, không có loét xung quanh, có thể màu tím, hơi đỏ, xanh hoặc xám. Tổn thương thường kín đáo, khó phát hiện, có kích thước chiều ngang khoảng 10-15mm, cao khoảng 5-10 mm.
Xuất huyết tiêu hóa do tổn thương Dieulafoy gặp ở nam giới nhiều gấp đôi so với nữ giới. Tuy có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng tổn thương Dieulafoy thường gặp ở người cao tuổi, người mắc các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, suy thận mạn, sử dụng thuốc kháng viêm giảm đau không steroid (NSAID), thuốc chống đông,…
2. Tổn thương Dieulafoy và xuất huyết tiêu hóa trên
Tổn thương Dieulafoy là nguyên nhân hiếm gặp gây xuất huyết tiêu hóa trên, tần suất gặp từ 0,3 đến 6,7%. Triệu chứng xuất huyết tiêu hóa xảy ra đột ngột, không có dấu hiệu báo trước, bệnh nhân đột ngột nôn ra máu, tiêu phân đen, mạch nhanh, hạ huyết áp, nguy cơ đe dọa tính mạng. Phần lớn các trường hợp thương tổn Dieulafoy (75%) gặp ở vùng dạ dày gần, thường gặp 6 -10 cm tính từ vị trí tiếp giáp giữa thực quản và dạ dày, dọc theo bờ cong nhỏ. Các tổn thương Dieulafoy cũng được quan sát ở thực quản, hành tá tràng, hỗng tràng, hồi tràng, đại trực tràng, ống hậu môn,…
Do đa số các bệnh nhân đến cấp cứu với tình trạng xuất huyết ồ ạt nên xác định được tổn thương Dieulafoy khá khó khăn. Nội soi tiêu hóa lần đầu chỉ có thể phát hiện 60% các trường hợp, các trường hợp còn lại không phát hiện được do chảy máu ngắt quãng, tổn thương có kích thước nhỏ, nằm ở nếp gấp niêm mạc hoặc do máu chảy ồ ạt không tìm thấy tổn thương. Vì vậy cần thiết phải nội soi lặp lại nhiều lần. Bên cạnh đó, cần phân biệt tổn thương Dieulafoy với các tổn thương tương tự khác như u mạch máu, hội chứng Osler-Weber-Rendu, dị dạng động tĩnh mạch, tổn thương Mallory-Weiss,…
Hình ảnh tổn thương Dieulafoy
3. Điều trị tổn thương Dieulafoy gây xuất huyết tiêu hóa trên
Điều trị tổn thương Dieulafoy gây xuất huyết tiêu hóa cần thực hiện khẩn trương, cần kết hợp giữa điều trị hồi sức nội khoa đồng thời với cầm máu tại chỗ. Nội soi được ưu tiên thực hiện, tùy theo tình trạng cụ thể của người bệnh, bác sĩ có thể chỉ định nội soi dạ dày, nội soi ruột non, nội soi đại tràng, DSA,…
Khi phát hiện tổn thương Dieulafoy qua nội soi tiêu hoá, cần sử dụng một hoặc kết hợp nhiều thủ thuật để cầm máu qua nội soi. Có thể sử dụng các hình thức đốt điện cầm máu như:
Laser quang đông không tiếp xúc (non contact laser photocoagulation)Nhiệt đông (heater probe)Nội soi kẹp bằng clip (endoscopic hemoclipping)Thắt bằng dây thun (band ligation)
Khi tình trạng xuất huyết không thể khống chế được bằng các thủ thuật cầm máu qua nội soi, bác sĩ sẽ cân nhắc chuyển sang các phương án phẫu thuật cầm máu.
Thông tin cần tư vấn liên hệ 0978342324 hoặc truy cập thuockedon24h.com để được hỗ trợ.