Bài viết sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về bã thức ăn dạ dày nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây các biến chứng nguy hiểm như viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, đầy bụng, khó tiêu và có thể gây chứng tắc ruột đe dọa tính mạng người bệnh. Vậy làm thế nào để gắp bã thức ăn dạ dày?
1. Đại cương nội soi can thiệp cắt gắp bã thức ăn trong dạ dày
Nội soi can thiệp dạ dày để cắt gắp bã thức ăn dạ dày là một kỹ thuật nhằm lấy bỏ bã thức ăn đọng lại trong dạ dày. Bã thức ăn (bezoas) là khối rắn khó tiêu được tích tụ trong đường tiêu hóa của bệnh nhân. Bã thức ăn hình thành chủ yếu trong dạ dày và được phân loại dựa vào vật liệu tạo thành chúng, gồm:
Phytobezoar: được cấu tạo từ bã thức ăn khó tiêu như cellulose (có trong rau quả, trái cây như cần tây, bí ngô, mận khô, nho khô, quả hồng, củ cải đường,..) và trichobenzoar (từ tóc, lông). Bã thức ăn do các sợi thức ăn khó tiêu là trường hợp phổ biến nhất.Trichobezoars: được cấu tạo từ tóc hoặc các sợi giống như tóc, chẳng hạn như sợi thảm hoặc sợi quần áo, thường hay gặp ở bệnh nhân tâm thần.Pharmacobezoars: bao gồm các loại thuốc không hòa tan đúng cách trong đường tiêu hóa, chẳng hạn như vỏ nang thuốc,…
2. Khi nào cần thực hiện nội soi?
Bã thức ăn dạ dày có thể gây chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, giảm cân và cảm giác no sau khi chỉ ăn một lượng ít thức ăn. Bã thức ăn cũng có thể gây loét dạ dày, chảy máu đường ruột và tắc ruột dẫn đến hoại tử một phần đường ống tiêu hóa.
Với những bã thức ăn dạ dày nhỏ, có thể tự đi qua đường tiêu hóa hoặc bằng cách uống thuốc để ly giải bã thức ăn. Tuy nhiên, những trường hợp bã thức ăn lớn, đặc biệt là loại trichobezoars (bã do lông tóc) thì cần can thiệp gắp bã thức ăn dạ dày. Thủ thuật nội soi dạ dày được thực hiện để chẩn đoán đồng thời gắp bã thức ăn qua đường miệng.
Khi không thể can thiệp dạ dày để loại bỏ bã thức ăn, thì có thể cần phải thực hiện phẫu thuật loại bỏ.
Hình ảnh gắp bã thức ăn dạ dày nhờ nội soi
3. Chống chỉ định của nội soi can thiệp cắt gắp bã thức ăn dạ dày
Trường hợp bệnh nhân nghi ngờ nhồi máu cơ tim, hội chứng mạch vành cấp, phình tách động mạch chủ, rối loạn nhịp tim phức tạp, tăng huyết áp không kiểm soát được, suy hô hấp, tụt huyết áp đều không chỉ định nội soi can thiệp cắt gắp bã thức ăn dạ dày.
Ngoài ra, trong trường hợp nghi ngờ thủng ống tiêu hoá, thủ thuật này cũng không được thực hiện
4. Bã thức ăn dạ dày được loại bỏ bằng kĩ thuật
4.1. Chuẩn bị
Nhân sự: 01 bác sĩ và 02 điều dưỡng thành thục kỹ thuật.
Phương tiện: Dàn máy nội soi, dây soi có kênh thủ thuật, thòng lọng (snaire) kích thước lớn, rọ gắp dị vật, ống overtube.
Trước khi tiến hành nội soi can thiệp dạ dày để gắp bã thức ăn, bệnh nhân phải nhịn ăn tối thiểu 6 giờ để thuận tiện cho việc nội soi vì nếu khi bụng có nhiều thức ăn có thể dẫn đến trào ngược gây nghẽn đường thở. Bệnh nhân được giải thích trước và ký giấy cam đoan đồng ý làm thủ thuật, đồng thời được khuyên sử dụng đồ uống có ga (cocacola) trước 1 tuần.
4.2. Quy trình thực hiện
Khi có bã thức ăn dạ dày, thủ thuật được thực hiện để chẩn đoán đồng thời loại bỏ bã thức ăn ra ngoài. Các bước tiến hành gồm:
Đưa ống overtube (ống nhựa cứng) qua máy soi để đảm bảo khi lấy dị vật ra không gây tổn thương ống tiêu hóa.Tiến hành nội soi dạ dày theo quy trình nội soi tiêu hóa được Bộ Y tế ban hành. Ống nội soi sẽ được đưa từ từ vào miệng, hình ảnh đầu dò sẽ truyền tới màn phép bác sĩ quan sát và đánh giá bã thức ăn dạ dày. Thòng lọng được sử dụng để cắt nhỏ từng phần cục bã thức ăn, sau đó, dùng rọ gắp dần kéo ra ngoài qua đường miệng bằng cách kéo cả dây máy nội soi ra ngoài. Đôi khi bã thức ăn rất khó cắt.
Nội soi thường là một thủ thuật an toàn và nguy cơ xảy ra các biến chứng nghiêm trọng là rất thấp. Sau khi thực hiện can thiệp dạ dày để gắp bã thức ăn dạ dày, người bệnh sẽ được theo dõi đề phòng các biến chứng có thể xảy ra như thủng, chảy máu, biến chứng tắc ruột do các mảnh, cục bã thức ăn lưu thông trong lòng ruột và gây tắc ruột.
Hãy đến gặp bác sĩ để được giải đáp về kỹ thuật nội soi can thiệp dạ dày
Thông tin cần tư vấn liên hệ 0978342324 hoặc truy cập thuockedon24h.com để được hỗ trợ.