Nôn vọt ở trẻ em và trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị

Bài viết sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về Nôn vọt thường không có hại hơn các loại nôn mửa khác, nhưng nó có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng hơn, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Nếu bị nôn vọt và đau bụng dữ dội, có máu trong chất nôn hoặc phân và kéo dài hơn 24 giờ, bạn nên nhận sự trợ giúp y tế ngay lập tức.

1. Nôn vọt là gì?

Nôn vọt là một kiểu nôn mửa dữ dội, trong đó chất chứa trong dạ dày có thể bị đẩy ra xa bạn một cách mạnh mẽ. Nó thường xảy ra ngắn, bùng phát dữ dội hơn so với các kiểu nôn khác. Cũng có nhiều khả năng nôn vọt đột ngột mà không có cảnh báo trước.

2. Nguyên nhân nôn vọt

2.1. Nôn vọt ở trẻ sơ sinh và trẻ em

Nôn vọt ở trẻ sơ sinh và trẻ em có một số nguyên nhân như sau:

Hẹp môn vị

Hẹp môn vị là tình trạng dày lên của cơ nơi dạ dày đổ vào ruột non. Nó thường gây ra các triệu chứng trong vòng 3 đến 5 tuần sau khi sinh và nó ngăn chặn thức ăn di chuyển từ dạ dày đến tá tràng của ruột non.

Hẹp môn vị cần phải phẫu thuật vì tình trạng suy dinh dưỡng, mất nước và suy giảm khả năng tăng trưởng sẽ xảy ra nhanh chóng. Các triệu chứng của hẹp môn vị bao gồm: Đi tiêu ngày càng ít hơn, không tăng cân hoặc giảm cân, mất nước, xuất hiện cơn co thắt trong dạ dày của bé sau khi bú.

Trào ngược

Trào ngược là tình trạng thức ăn trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Trong các trường hợp nghiêm trọng, trào ngược axit từ dạ dày gây kích ứng thực quản và là nguyên nhân nôn vọt.

Các triệu chứng khác của trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh bao gồm: Nôn ra chất lỏng màu vàng hoặc xanh lá cây, khó thở, bỏ ăn.

Tắc nghẽn do dị vật

Các dị vật khác của dạ dày ngoài bệnh lý hẹp môn vị cũng có thể gây nôn vọt. Ví dụ, nếu con bạn nuốt một dị vật nhỏ, nó có thể khiến dạ dày của bé không thể làm rỗng được, điều đó làm cho dạ dày phải co bóp thật mạnh và gây nôn vọt.

Sự nhiễm trùng

Nhiễm trùng, chẳng hạn như do vi-rút, là nguyên nhân phổ biến gây nôn trớ ở trẻ em. Mặc dù hầu hết không gây ra nôn vọt, nhưng nó có thể xảy ra. Nhiễm trùng dạ dày hoặc ruột ở trẻ em có các triệu chứng tương tự như ở người lớn, bao gồm tiêu chảy, sốt và đau quặn bụng.

Ăn quá nhiều

Ăn quá nhiều đôi khi có thể dẫn đến nôn vọt vì dạ dày cố gắng tống thức ăn ra ngoài.

nôn vọt

Hẹp môn vị ở trẻ là một trong những nguyên nhân gây nôn vọt

2.2. Nguyên nhân nôn vọt ở người lớn

Sự nhiễm trùng

Nhiễm trùng đường tiêu hóa, chẳng hạn như do norovirus là nguyên nhân gây ra hầu hết các trường hợp nôn mửa ở người lớn. Đây đôi khi được gọi là bệnh cúm dạ dày. Mặc dù nôn vọt không phổ biến với những loại nhiễm trùng này, nhưng nó có thể xảy ra.

Ngoài nôn mửa, các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiêu hóa có thể bao gồm đau bụng, tiêu chảy, nhức mỏi cơ thể, mệt mỏi.

Ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm cũng có thể gây ra nôn vọt. Điều này là do cơ thể bạn đang cố gắng loại bỏ độc tố, chẳng hạn như vi khuẩn đã làm ô nhiễm thực phẩm.

Tắc nghẽn

Các bệnh lý gây tắc nghẽn trong dạ dày hoặc ruột có thể gây nôn vọt. Các bệnh lý gây tắc nghẽn có thể do xoắn ruột (ruột xoắn), dính ruột, thoát vị, khối u không phải ung thư và ung thư.

Các triệu chứng khác của tắc nghẽn bao gồm đầy hơi và đau, trướng bụng; táo bón hoặc tiêu chảy, tùy thuộc vào lượng ruột của bạn bị tắc nghẽn; giảm sự thèm ăn

Ăn quá nhiều

Ăn quá nhiều có thể dẫn đến nôn vọt ở người lớn, vì dạ dày cố gắng tống thức ăn ra ngoài mà nó không có chỗ.

Nôn vọt thường vô hại, tuy nhiên bạn nên gọi cho bác sĩ nếu bị đau bụng nặng, có máu trong chất nôn hoặc phân của bạn, nôn vọt kéo dài hơn 24 giờ.

3. Các biến chứng nôn vọt

Biến chứng tiềm ẩn chính của nôn vọt là mất nước. Bạn có thể điều trị hoặc ngăn ngừa tình trạng mất nước bằng cách uống nước hoặc đồ uống thể thao ngay sau khi có thể kiềm chế được nôn. Bạn cũng có thể thử ngậm đá bào, điều đó giúp bạn giữ nước trong khi kiểm soát lượng chất lỏng bạn đang ăn vào.

Nôn mửa mãn tính cũng có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và giảm cân vì cơ thể bạn đang tống thức ăn ra ngoài thay vì tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng từ đó. Cho trẻ ăn lại những thức ăn nhạt sau khi nôn có thể giúp giữ thức ăn và tránh những biến chứng này.

nôn vọt

Mất nước là một trong những biến chứng tiềm ẩn của nôn vọt

4. Điều trị nôn vọt

Nôn mửa là cách cơ thể bạn tống xuất một thứ gì đó mà nó cho là có hại. Cách tốt nhất để điều trị nôn vọt ở trẻ em và người lớn là đợi cho đến khi không xảy ra tình trạng này nữa.

Sau khi hết nôn vọt, bạn có thể làm những việc để chăm sóc bản thân. Nôn mửa có thể khiến bạn mất nước, vì vậy điều quan trọng là bạn phải uống nước hoặc thức uống có chất điện giải.

Khi bạn có thể giữ được chất lỏng, bạn cũng nên cố gắng ăn. Bạn nên bắt đầu với một lượng nhỏ thức ăn nhạt, chẳng hạn như bánh mì nướng khô, chuối, nước dùng, cơm, nước sốt táo hoặc bánh quy giòn. Khi bạn có thể ăn được những thức ăn đặc nhạt, hãy cố gắng quay trở lại chế độ ăn cân bằng đầy đủ sớm hơn nếu có thể.

Ở trẻ sơ sinh, cách điều trị nôn vọt phụ thuộc vào nguyên nhân. Nếu hẹp môn vị gây nôn trớ thì cần phải phẫu thuật để mở rộng môn vị và cho thức ăn ra khỏi dạ dày xuống ruột non bình thường. Nếu trào ngược dạ dày thực quản gây ra tình trạng nôn vọt của trẻ thì việc cho trẻ ăn thường xuyên và mỗi lần ít thức ăn hơn có thể hữu ích. Thường xuyên ợ hơi và đảm bảo trẻ nằm thẳng trong 30 phút sau khi bú cũng có thể giúp giảm trào ngược. Nôn mửa do nhiễm vi khuẩn có thể cần dùng kháng sinh hoặc có thể chỉ cần thời gian để khỏi.

Nôn vọt thường không có hại hơn các loại nôn mửa khác, nhưng nó có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng hơn, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Nếu bị nôn vọt và đau bụng dữ dội, có máu trong chất nôn hoặc phân và kéo dài hơn 24 giờ, bạn nên nhận sự trợ giúp y tế ngay lập tức.

Thông tin cần tư vấn liên hệ 0978342324 hoặc truy cập thuockedon24h.com để được hỗ trợ.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *