Đứt cơ thắt hậu môn là gì và điều trị đứt cơ thắt hậu môn như thế nào?

Đứt cơ thắt hậu môn thường gây ra do biến chứng phẫu thuật can thiệp vào vùng cơ thắt hậu môn, hậu quả sau sinh đẻ. Khi bị đứt cơ hậu môn, hậu quả dẫn tới việc mất kiểm soát hậu môn nhiều mức độ khác nhau.

1. Đứt cơ thắt hậu môn là gì?

Cơ thắt hậu môn gồm cơ thắt trong và cơ thắt ngoài, cơ thắt trong chi phối bởi thần kinh thực vật và cơ thắt ngoài được chi phối bởi thần kinh chủ động có khả năng điều khiển theo suy nghĩ của người. Cơ thắt hậu môn giúp tự chủ hậu môn trong việc đào thải các chất thải ra ngoài.

Đứt cơ thắt hậu môn có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân, do hậu quả phẫu thuật can thiệp vào hệ thống cơ thắt do sinh đẻ, chấn thương vùng hậu môn trực tràng, phẫu thuật điều trị rò hậu môn.

Việc đứt cơ thắt hậu môn gây ra mất tự chủ hậu môn, tùy mức độ đứt mà khả năng mất tự chủ khác nhau. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của người bênh, đừng chủ quan khi gặp phải tình trạng đứt cơ thắt hậu môn, bởi tình trạng này cần phải điều trị sớm. Khâu cơ thắt hậu môn là một biện pháp nhằm điều trị đứt cơ thắt hậu môn, cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

2. Điều trị đứt cơ thắt hậu môn như thế nào?

Khâu nối cơ thắt hậu môn là một biện pháp điều trị đứt cơ thắt hậu môn do hậu quả của phẫu thuật hay chấn thương vùng tầng sinh môn gây ra.

2.1 Chỉ định và chống chỉ định khâu nối cơ thắt hậu môn

Chỉ định: Khâu nối cơ thắt hậu môn trong trường hợp mất tự chủ hậu môn do đứt cơ thắt sau phẫu thuật, chấn thương, vết thương vùng hậu môn trực tràng. Thực hiện phẫu thuật khâu nối cơ thắt khi các vết thương ở hậu môn hay tầng sinh môn ổn định, ít nhất khoảng 4 tháng sau chấn thương hay phẫu thuật lần cuối, người bệnh tỉnh táo, hệ thống thần kinh chi phối cơ thắt còn nguyên vẹn và hoạt động tốt.

Một số trường hợp chống chỉ định gồm: Thương tổn cơ vòng quá rộng, trên một nửa chu vi của hậu môn.Vết thương vùng hậu môn và tầng sinh môn chưa lành hẳn dưới 4 tháng.Mắt tự chủ hậu môn do nguyên nhân thần kinh chi phối bị tổn thương. Người bệnh già yếu không đủ sức khỏe thực hiện phẫu thuật, cơ thắt hậu môn trương lực kém.Nhiễm trùng vùng hậu môn, tầng sinh môn chưa được điều trị ổn định.

Đứt cơ thắt hậu môn

Đứt cơ thắt hậu môn và hình ảnh giải phẫu

2.2 Các bước tiến hành khâu nối cơ thắt hậu môn

Chuẩn bị trước phẫu thuật:

Giải thích cho người bệnh và gia đình biết rõ tình trạng bệnh tại chỗ và tình trạng chung của người bệnh, giải thích rõ về phương pháp phẫu thuật sẽ thực hiện, các tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh lý, do phẫu thuật, do gây mê tê giảm đau, do cơ địa của người bệnh có thể xảy ra. Trước ngày phẫu thuật thụt tháo sạch phân, có thể thụt bằng thuốc tẩy, nếu bệnh nhân quá lo lắng hồi hộp dùng thuốc an thần.Ngày thực hiện phẫu thuật cần nhịn ăn uống, đi tiểu sạch trước khi phẫu thuật.Xét nghiệm để chẩn đoán và đánh giá toàn trạng của người bệnh trước khi phẫu thuật.

Người bệnh được nằm ở ở tư thế phụ khoa.Tiến hành vô cảm: Tùy từng trường hợp mà lựa chọn phương pháp vô cảm phù hợp như gây mê toàn thân hay gây tê vùng. Thường sử dụng nhất đó là gây tê tủy sống.Khi người bệnh rơi vào trạng thái mê hay gây tê hoàn toàn tiến hành một đường rạch vòng theo nếp hậu môn hay ở vị trí mép hậu môn hoặc đường rạch theo hình nan hoa.Lấy sẹo ở vùng da và niêm mạc và tách các khối cơ tròn khỏi tổ chức xơ dính.Khâu cơ tròn hậu môn: Nối trực tiếp cơ bằng các mũi khâu hình chữ U, bằng loại chỉ chậm tiêu. Sau khi khâu cần kiểm tra và đánh giá ống hậu môn không bị hẹp.Khâu niêm mạc hậu môn: Khâu từ trong ra ngoài, thường dùng loại chỉ chậm tiêu. Có thể khâu kiểu vắt hoặc khâu mũi rời.Cuối cùng khâu lớp dưới da và da đóng vết rạch.

2.3 Theo dõi và chăm sóc sau phẫu thuật

Theo dõi toàn trạng của người bệnh như: Mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ cơ thể, tri giác.

Theo dõi tại chỗ: Tình trạng chảy máu, chảy dịch, đau sau phẫu thuật.Bệnh nhân dùng phương pháp gây tê tủy sống thì bệnh nhân thường bí tiểu trong ngày đầu nên cần đặt sonde bàng quang để cho người bệnh phục hồi và để thuận tiện cho việc giữ vệ sinh vùng mổ.Chăm sóc tại chỗ: Giữ sạch vết mổ nhất là sau đại tiện rửa sạch hậu môn, thấm khô. Không ngâm rửa hậu môn để tránh bục đường khâu.

Dùng thuốc: Thường cho kháng sinh 7 ngày loại metronidazol. Bệnh nhân nhịn ăn nuôi dưỡng tĩnh mạch 4 – 5 ngày, dùng giảm đau thường là paracetamol, thuốc làm cho phân bị khô hơn trong khoảng 3 ngày.Bắt đầu ăn trở lại 4 – 5 ngày sau phẫu thuật, khi đó được cho thuốc nhuận tràng.Nên vận động đi lại sớm sau phẫu thuật. Sau mổ 4 tuần hướng dẫn người bệnh tập cơ thắt bằng các động tác đơn giản như nín thắt cơ thắt trong động tác đại tiện.

phẫu thuật

Sau phẫu thuật người bệnh cần theo dõi và được chăm sóc đặc biệt

2.4 Một số tai biến và cách xử trí

Chảy máu: Thường ít gặp, do vết thương đã được khâu chủ động. Nhưng nếu có sẽ thấy máu chảy ra vùng hậu môn hay đau hậu môn cần dùng thuốc cầm máu.Đau sau phẫu thuật: Đau thường xảy ra trong vài ngày đầu, xử trí bằng cách dùng thuốc giảm đau paracetamol liều 10-15mg/kg cân nặng.

Nhiễm trùng vết mổ: Vùng sau phẫu thuật  sưng nóng, chảy dịch mùi hôi, đau tăng nhiều và bệnh nhân sốt. Tình trạng này là lý do chính làm cho phẫu thuật thất bại. Nên tránh nguy cơ nhiễm trùng phải giữ vệ sinh sạch sẽ tối đa. Nếu vết mổ nhiễm trùng, thay băng hàng ngày 2 – 3 lần, dùng kháng sinh phổ rộng.Trong trường hợp các đường khâu nối cơ thắt khi vết mổ nhiễm trùng bục chỉ, sẽ cần mổ lại sau khi vết thương đã ổn định. Ít nhất trên 4 – 6 tháng.

Thường thì sau những phẫu thuật hay vết thương tầng sinh môn có tình trạng đứt cơ thắt hậu môn dễ bị người bệnh không chú ý, lâu dần tình trạng năng làm khả năng kiểm soát hậu môn mất điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cho nên ngày từ khi có những biểu hiện của tình trạng đứt cơ thắt hậu môn sau phẫu thuật hay chấn thương hậu môn cần khám và điều trị sớm.

Thông tin cần tư vấn liên hệ 0978342324 hoặc truy cập thuockedon24h.com để được hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *