Bài viết sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về cách điều trị và phát hiện sớm táo bón do ung thư. Táo bón được định nghĩa khi đại tiện ≤ 3 lần/ tuần, phân chặt cứng hoặc có cảm giác đại tiện không hết phân mà phải dùng đến các biện pháp để kích thích đại tiện. Táo bón do ung thư là triệu chứng thường gặp, đặc biệt ở các bệnh nhân ung thư đường tiêu hoá. Điều trị táo bón nặng cần kết hợp giữa chế độ ăn uống và thuốc.
1. Nguyên nhân gây ra táo bón do ung thư
Táo bón được định nghĩa khi đại tiện ≤ 3 lần/ tuần, phân chặt cứng hoặc có cảm giác đại tiện không hết phân mà phải dùng đến các biện pháp để kích thích đại tiện. Táo bón do ung thư là triệu chứng thường gặp, đặc biệt ở các bệnh nhân ung thư đường tiêu hoá. Bệnh nhân ung thư bị táo bón có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Ví dụ như: Ăn uống không cân đối và đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất xơ.
Dưới tác động của bệnh lý và/ hoặc can thiệp điều trị, bệnh nhân ung thư thường chán ăn, ăn uống kém, hệ tiêu hoá giảm chức năng, giảm tiết men tiêu hoá. Điều này sẽ làm giảm kích thích nhu động ruột gây ra táo bón. Không uống đủ nước làm cơ thể tăng hấp thu nước từ ruột để bù trừ lại. Phân bị mất nước sẽ cứng và chặt hơn.Bệnh nhân ung thư thường cảm thấy mệt mỏi, sức lực yếu do đó hạn chế vận động thể lực. Điều này làm giảm nhu động ruột, thức ăn di chuyển trong ruột chậm hơn bình thường, dẫn tới táo bón. Bệnh nhân ung thư bị táo bón có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc như: thuốc giảm đau (làm giảm nhu động ruột, khiến thức ăn di chuyển chậm trong đường tiêu hóa); thuốc điều trị buồn nôn và nôn ói, thuốc chống co giật, chống trầm cảm, thuốc điều trị tiêu chảy, thuốc trị tăng huyết áp và cả thuốc bổ sung sắt.Hóa trị và xạ trị ở bệnh nhân ung thư cũng có tác dụng phụ gây táo bón. Ung thư đường tiêu hoá, nhất là ung thư đại tràng có thể gây hẹp một phần hoặc tắc nghẽn hoàn toàn lòng ruột – gọi là tình trạng tắc ruột.Khối u từ bên ngoài như ung thư buồng trứng, ung thư gan có thể chèn ép vào ruột gây hẹp ống tiêu hoá.Sẹo do phẫu thuật hoặc dính ruột có thể gây tắc ruột, dẫn đến táo bón. Khối u tuỷ sống hoặc u bên ngoài chèn ép vào tủy sống làm tổn thương thần kinh, gây mất nhu động ruột.Các rối loạn chuyển hoá trong cơ thể như nồng độ Canxi trong máu cao, nồng độ Kali máu thấp.Các vấn đề tuyến giáp.Đái tháo đường
2. Các triệu chứng táo bón do ung thư
Bệnh nhân ung thư bị táo bón thường có các triệu chứng sau:
Đại tiện ≤ 3 lần/ tuần Cảm giác đại tiện không hết phân mà phải dùng đến các biện pháp để kích thích đại tiệnPhân chặt cứng và nhỏ, đôi khi còn được tả như phân dêĐau bụng, căng tức bụng, chướng bụng, cảm giác co thắt đau quặn bụngThường xuyên ợ hơi, buồn nôn hoặc nôn và trung tiện nhiều
Táo bón do ung thư có thể làm tổn thương lòng ruột hoặc trực tràng
3. Điều trị táo bón do ung thư
Ở bệnh nhân ung thư, táo bón là triệu chứng thường gặp nhưng vẫn có thể kiểm soát được ở. Tuỳ theo nguyên nhân gây táo bón mà có cách điều trị khác nhau. Nếu không được điều trị thích hợp, táo bón do ung thư có thể làm tổn thương lòng ruột hoặc trực tràng, gây ra mất nước hay tắc nghẽn ruột, khiến cho táo bón càng nặng hơn. Táo bón cũng có thể làm chậm hấp thu thuốc qua đường uống. Điều trị táo bón nặng cần kết hợp giữa chế độ ăn uống và thuốc. Cụ thể, các biện pháp điều trị táo bón ở bệnh nhân ung thư như sau:
Điều quan trọng là phải đảm bảo khẩu phần ăn đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng, nhất là chất xơ cho bệnh nhân ung thư, để tránh tình trạng suy kiệt do bệnh lý ung thư, đồng thời giúp phòng ngừa táo bón. Có thể sử dụng viên bổ sung chất xơ. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân có khối u hoặc mô sẹo làm hẹp lòng ruột thì chất xơ có thể tích tụ lại ở sau đoạn ruột bị chít hẹp. Do đó, bác sĩ có thể sẽ khuyến cáo chế độ ăn ít chất xơ.Người bệnh ung thư nên ăn đa dạng các loại thực phẩm, ưu tiên các món giàu dinh dưỡng, tránh thức ăn đóng gói hoặc đồ ăn công nghiệp như thịt hộp, mì tôm, xúc xích…. Lượng rau trong mỗi bữa ăn khoảng 200- 250 gram.Trái cây mỗi ngày khoảng 250 – 300 gram, mỗi lần ăn 100 – 150 gram.Uống nhiều nước hơnNên sử dụng gạo lật nảy mầm hoặc gạo lứt, các loại hạt như lạc, vừng…Sử dụng các thuốc hỗ trợ nhu động ruột hoặc kích thích nhu động ruột, thuốc nhuận tràng, thuốc đặt trực tràng, bơm thụt hậu môn nhưng phải được bác sĩ chỉ định và hướng dẫn.Chỉnh liều thuốc, ngưng các thuốc gây táo bón hoặc đổi sang thuốc khác.
Ngoài ra, bệnh nhân táo bón do ung thư nên tăng cường vận động thể lực, tập thể dục đều đặn. Mỗi ngày nên vận động cơ thể khoảng 60 – 90 phút, phù hợp với tình trạng thể lực, có thể chia thành nhiều lần trong ngày. Đối với bệnh nhân nặng, không tự vận động được thì người nhà có thể hỗ trợ.
Thông tin cần tư vấn liên hệ 0978342324 hoặc truy cập thuockedon24h.com để được hỗ trợ.