Trước hết, trong các bệnh về gan thì sỏi đường mật trong gan được xem là căn bệnh nguy hiểm gây ra nhiều biến chứng khó lường đối với sức khỏe người bệnh. Tất cả mọi người đều cần trang bị những kiến thức về căn bệnh gan này cho mình để phòng bệnh và chữa bệnh tốt nhất.
1. Sỏi mật trong gan những điều bạn cần biết
Sỏi đường mật hay còn gọi là sỏi gan. đây là những viên sỏi (Nhỏ, to hoặc bùn) có nhiều trong ống gan phải, ống gan trái, trong túi mật và người châu Á có số ca mắc bệnh nhiều nhất thế giới. Khoảng 90 % bệnh lý viêm đường mật là do sỏi.
Sỏi đường mật trong gan khiến cho gan suy giảm chức năng.
Gan là một bộ phận cơ thể quan trọng với chức năng sản xuất mật để tiêu hóa chất béo, khử độc và loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể mẹ. Chính vì vậy, khi sỏi xuất hiện sẽ làm cho gan gặp các biến chứng nguy hiểm như viêm gan, xơ gan, ung thư gan, áp xe gan,…
2. Nguyên nhân gây bệnh
Hội chứng ruột kích thích: Một số xét nghiệm nên làm trước khi chẩn đoán
Các hạt sỏi đường mật hay sỏi gan thường nằm trong đường dẫn mật trong gan, có hai loại sỏi chính là sỏi Cholesterol và sỏi sắc tố mật. Phổ biến ở Việt Nam là sỏi sắc tố với thành phần bilirubin là chủ yếu.
Nguyên nhân gây bệnh chính là do ký sinh trùng đường ruột đi vào đường mật, cùng với vi khuẩn khiến cho bilirubin không hòa tan hoàn toàn, từ đó kết hợp với trứng và xác giun trong gan tạo thành sỏi.
Người béo phì, ít vận động có nguy cơ mắc bệnh.
Ngoài ra, bệnh sỏi đường mật còn do một số nguyên nhân như rối loạn chức năng gan, xơ gan, viêm gan do thuốc, viêm gan siêu virus, viêm gan B,… làm cho các thành phần trong dịch mật rối loạn. Những người béo phì, lười vận động cũng có thể gặp phải căn bệnh này do giảm vận động đường mật.
3. Các biểu hiện của căn bệnh sỏi đường mật
Sỏi gan khiến da bị vàng.
Sỏi đường mật trong gan dễ nhận biết các triệu chứng hơn. Ở giai đoạn đầu, các hạt sỏi còn nhỏ nên bạn chỉ bị chướng bụng, chậm tiêu hóa thức ăn. Khi sỏi lớn dần và chèn ép trong gan, bệnh nhân có thể bị 3 dấu hiệu điển hình như sau:
Đau bụng kiểu đau quặn ganĐau HSP, kiểu đau quặn gan.Sảy ra sau bữa ăn nhiều mỡ, hay đau về đêm (Lúc 22 – 24 giờ).Khi đau kèm theo nôn, không dám thở mạnh.Cơn đau kéo dài vài giờ đến vài ngày.Sốt: do có viêm đường mật, túi mật), nếu không viêm thì không sốt, nếu sốt thường:Sốt cao đột ngột kéo dài vài 3 giờ.Sốt và đau HSP đi đôi với nhau (Đau nhiều thì sốt cao).Sốt thường xảy ra sau cơn đau (Có khi cùng hoặc trước).Có khi sốt kéo dài vài tuần, hàng tháng.Có khi sốt nhẹ 37,5 – 38 độVàng da: Khi dịch mật đọng tại gan, các bilirubin có màu vàng sẽ ảnh hưởng đến máu, làm bệnh nhân bị vàng da.Vàng da, niêm mạc xảy ra sau đau và sốt 1 – 2 ngày.Vàng da kiểu tắc mật (Da, niêm mạc vàng, nước tiểu vàng, phân bạc màu).Vàng da có ngứa, thuốc chống ngứa không kết quả, mạch chậm.Vàng da mất đi chậm hơn đau và sốt.
4. Các biến chứng của bệnh sỏi đường mật
Một trong các biến chứng của bệnh sỏi đường mật chính là xơ gan.
Sỏi đường mật sẽ gây biến chứng nguy hiểm cho gan gây hại cho cơ thể hơn rất nhiều so với sỏi xuất hiện tại các vị trí khác trong cơ thể. Những biến chứng bệnh phổ biến là:
Xơ gan: khi gan bị viêm nhiễm, tổn thương mô gan hồi phục chậm sẽ dẫn tới xơ gan và suy giảm chức năng gan.Viêm gan: Dịch mật ứ đọng lâu ngày làm chi vi khuẩn tấn công vào gan, tạo nên các ổ mủ, dẫn tới áp xe gan, viêm gan.Ung thư đường mật trong gan: Tỉ lệ người mắc bệnh không nhiều nhưng đây là biến chứng nguy hiểm nhất, người bệnh phát hiện ung thư thường rất muộn nên khó cứu chữa.Nhiễm trùng máu: Biến chứng nguy kịch, nếu không xử lý nhanh sẽ dẫn tới mất mạng.
Sỏi đường mật trong gan là căn bệnh về gan khá nguy hiểm. Nắm bắt được thông tin sẽ giúp mọi người phòng bệnh và phát hiện bệnh nhanh chóng. Rất nhiều trường hợp được chữa khỏi hoàn toàn
Trong trường hợp bạn cần tư vấn riêng, hãy liên hệ với phòng khám Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để được giải đáp cụ thể.
Thông tin cần tư vấn liên hệ 0978342324 hoặc truy cập thuockedon24h.com để được hỗ trợ.