Những lưu ý trong điều trị nhiễm khuẩn đường mật

Nhiễm khuẩn đường mật là tình trạng viêm nhiễm đường mật do vi khuẩn gây ra. Nguyên tắc chính trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn đường mật là sử dụng kháng sinh. Khi điều trị cần lưu ý việc lựa chọn kháng sinh phù hợp để điều trị bệnh.

1. Tổng quan bệnh nhiễm khuẩn đường mật

Bệnh nhiễm trùng đường mật là tình trạng viêm niêm mạc đường mật do vi khuẩn gây ra, thường xảy ra trên những người có tình trạng ứ trệ đường mật như sỏi đường mật, giun chui ống mật, ung thư đường mật, u đầu tụy… Đây là bệnh có thể gây ra những triệu chứng cấp tính cần chẩn đoán và điều trị sớm để tránh nguy cơ biến chứng nguy hiểm như suy gan, suy thận, nhiễm khuẩn huyết…Tác nhân vi sinh có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng đường mật bao gồm:

  • Hay gặp nhất là các vi khuẩn Gram âm từ đường ruột gây ra như: Escherichia coli, Enterococcus, Klebsiella, Enterobacter. Các vi khuẩn Gram âm khác cũng là nguyên nhân gây bệnh như: Streptococcus, Pseudomonas và vi khuẩn Proteus ít gặp hơn. Nhiễm khuẩn đường mật tại cộng đồng thì hay gặp do E.coli, Klebsiella và Enterococcus.

Nhiễm khuẩn đường mật tại bệnh viện thường hay gặp do Staphylococcus aureus kháng methicillin (tụ cầu vàng kháng kháng sinh methicillin), Enterococcus kháng kháng sinh vancomycin và Pseudomonas.

  • Các vi khuẩn kỵ khí: Clostridium và Bacteroides, thường gặp nhiễm vi khuẩn kỵ khí khi có tình trạng nhiễm khuẩn đường mật nặng. Do trong trường hợp nhiễm khuẩn đường mật nặng bệnh nhân thường nhiễm nhiều loại vi khuẩn trong đó có vi khuẩn kỵ khí.
nhiễm khuẩn đường mật
Vi khuẩn là một trong những tác nhân chính gây ra tình trạng nhiễm khuẩn đường mật

 

Một số biểu hiện của bệnh nhiễm trùng đường mật gồm:

  • Tiền sử có thể có các bệnh gây tắc nghẽn đường mật.
  • Sốt cao từ 39 đến 40 độ C, sốt cao kèm theo rét run.
  • Vàng da: Tình trạng vàng da tăng dần từ từ nhưng cũng có thể vàng da tăng rất nhanh trong trường hợp có tắc mật cấp như kẹt sỏi ở vị trí bóng Vater.
  • Đau âm ỉ vùng hạ sườn phải, có thể xuất hiện cơn đau quặn mật.
  • Khám thấy: Gan to, mật độ mềm, ấn đau tức.
  • Rối loạn tiêu hóa: Chán ăn, đại tiện bất thường như tiêu chảy, phân thay đổi màu.
  • Trường hợp nặng có sốc, mệt mỏi, tinh thần chậm chạp, người bệnh có thể biểu hiện tình trạng lú lẫn.
  • Cận lâm sàng: Xét nghiệm máu thấy bạch cầu tăng, tốc độ máu lắng tăng, CRP tăng, tăng bilirubin, nặng thì cấy máu có thể thấy vi khuẩn do tình trạng nhiễm khuẩn huyết.

Việc điều trị bệnh chủ yếu bằng cách sử dụng kháng sinh, kết hợp điều trị biến chứng và yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường mật.

2. Những lưu ý trong điều trị nhiễm khuẩn đường mật

Cần lưu ý một số nguyên tắc như:

Việc điều trị bằng kháng sinh cần tiến hành ngay khi chẩn đoán bệnh, khi điều trị thì tốt nhất nên điều trị theo kháng sinh đồ, tuy nhiên kháng sinh đồ cần thời gian chờ đợi nên trong khi chờ kết quả kháng sinh đồ có thể điều trị theo kinh nghiệm.

Lựa chọn loại kháng sinh điều trị theo kinh nghiệm là những loại kháng sinh bài tiết vào đường mật tốt. Loại kháng sinh ưu tiên lựa chọn ban đầu là những kháng sinh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn Gram âm đường ruột, có khả năng thải trừ qua đường gan mật, kháng sinh phổ tác dụng rộng.

Phối hợp với kháng sinh điều trị loại vi khuẩn kỵ khí trong trường hợp có nhiễm khuẩn đường mật nặng.

Thời gian điều trị trung bình thể nhẹ thường từ 5 đến 7 ngày, với thể trung bình và nặng từ 7 đến 14 ngày. Tuy nhiên còn tùy thuộc vào đáp ứng điều trị mà thời gian điều trị có thể kéo dài hơn.

Các kháng sinh được lựa chọn trong điều trị nhiễm khuẩn đường mật

Những lựa chọn ưu tiên số 1:

  • Kháng sinh nhóm penicillin kết hợp với chất ức chế men beta lactamase có hoạt phổ rộng như Ampicillin-sulbactam…
  • Kháng sinh nhóm Aminoglycosid như: Gentamycin, Amikacin, Tobramycin.
  • Các cephalosporin thế hệ 3,4 như Cefoperazone-sulbactam, Ceftriaxon, Ceftazidim, Cefepim.
  • Kháng sinh Monobactam: Aztreonam.
  • Nếu có vi khuẩn kỵ khí dùng một trong bốn loại kháng sinh trên kết hợp với kháng sinh metronidazol.
điều trị nhiễm khuẩn đường mật
Kháng sinh được ưu tiên sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn đường mật

 

Những lựa chọn thay thế:

  • Nhóm Fluoroquinolon như: Ciprofloxacin, Levofloxacin, Moxifloxacin.
  • Nếu có nhiễm khuẩn kỵ khí dùng một trong ba loại kháng sinh nhóm fluoroquinolon trên kết hợp với metronidazol.
  • Carbapenem: Meropenem, Imipenem-cilastatin, Doripenem.

Ngoài việc điều trị nguyên nhân bằng kháng sinh cần kết hợp với điều trị triệu chứng như hạ sốt khi sốt trên 38,5 độ C, giảm đau bằng paracetamol liều 10-15mg/kg cân nặng; giãn cơ trơn; nếu tình trạng nặng cần kết hợp các thuốc vận mạch, thở oxy…

  • Nếu có tình trạng tắc nghẽn đường mật thì phải đảm bảo lưu thông đường mật bằng cách dẫn lưu dịch mật qua da, đặt stent qua chụp mật tụy ngược dòng hoặc tiến hành phẫu thuật nếu cần thiết.
  • Theo dõi khi điều trị nếu điều trị kháng sinh không đáp ứng hay không thấy cải thiện tình trạng bệnh cần xem xét loại kháng sinh phù hợp.
  • Kết hợp điều trị và dự phòng nguy cơ tái phát như điều trị sỏi đường mật hay tẩy giun định kỳ.

Khi điều trị bệnh thì việc lựa chọn đúng loại kháng sinh rất quan trọng kết hợp với việc điều trị những triệu chứng của người bệnh giúp tránh những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Việc điều trị sớm cũng góp phần giảm nguy cơ biến chứng, cho nên nếu xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ của bệnh, đặc biệt trên những người có tiền sử làm tăng nguy cơ tắc nghẽn đường mật cần khám và điều trị ngay.

Thông tin cần tư vấn liên hệ 0978342324 hoặc truy cập thuockedon24h.com để được hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *