Tìm hiểu về kỹ thuật hút dịch dạ dày và hút dịch tá tràng

Kỹ thuật hút dịch dạ dày tá tràng là thủ thuật đưa ống thông từ mũi hoặc miệng xuống dạ dày hoặc tá tràng để hút lấy dịch tại đó nhằm mục đích chẩn đoán hoặc điều trị. Vậy kỹ thuật hút dịch dạ dày tá tràng được chỉ định trong trường hợp nào?

1. Kỹ thuật hút dịch dạ dày

Dạ dày giống như một cái túi có thể giãn ra với thể tích 1,5 lít. Dạ dày có nhiệm vụ chứa và nhào trộn thức ăn với dịch dạ dày. Nó có cấu tạo gồm 3 phần: đáy, thân và hang vị.

Hoạt động cơ học của dạ dày gồm:

Dự trữ thức ăn.Co bóp nhào trộn thức ăn.Phức hợp cơ động.Đẩy thức ăn đã được tiêu hóa một phần xuống ruột non.Hoạt động bài tiết: Sự bài tiết của các tuyến acid gồm có tuyến acid nằm ở đáy và thân vị, được cấu tạo bởi 3 loại tế bào: Tế bào cổ tuyến tiết ra chất nhầy.Tế bào thành tiết ra acid HCl và yếu tố nội tại. Việc bài tiết HCl có vai trò tạo ra môi trường acid cho hoạt động của pepsin, giúp biến đổi pepsinogen thành pepsin và giết các vi khuẩn được ăn vào.Tế bào chính tiết ra pepsinogen.

Hút dịch dạ dày là thủ thuật đưa một ống thông qua đường mũi hoặc miệng xuống dạ dày để hút dịch bên trong dạ dày ra ngoài với mục đích để trị liệu hay chẩn đoán. Mục đích của hút dịch dạ dày gồm có:

Chẩn đoán bệnh: Xét nghiệm tìm vi khuẩn.Xác định thành phần, tính chất, số lượng của dịch dạ dày nhằm hỗ trợ chẩn đoán một số bệnh.Lấy dịch vị dạ dày để chẩn đoán một số bệnh lý về dạ dày.Tìm vi trùng lao. Chuẩn bị người bệnh trước khi chụp X-quang hệ tiêu hóa có cản quang.

hút dịch dạ dày tá tràng

Hút dịch dạ dày tá tràng giúp xét nghiệm tìm vi khuẩn

Điều trị các tình trạng sau: Giảm áp lực trong dạ dày do hơi hoặc dịch gây ra. Loại bỏ hơi hoặc chất ứ đọng trong dạ dày trước khi mổ. Phòng ngừa và trị chướng bụng sau khi phẫu thuật.Lấy dịch ứ đọng trong dạ dày, ruột như trường hợp người bệnh hẹp môn vị, tắc ruột, bán tắc ruột.

Các phương pháp hút dịch dạ dày gồm có: Hút ngắt quãng – hút đơn giản: Sau khi đặt ống thông vào dạ dày, nhân viên y tế sẽ dùng bơm tiêm lắp vào đầu ngoài của ống rồi hút dịch ra hoặc để dịch tự chảy vào túi chứa theo trọng lực.Hút liên tục: Sau khi đặt ống thông vào dạ dày, sẽ sử dụng lực hút của máy từ 9-12 mmHg, áp lực này không làm tổn thương niêm mạc dạ dày gây xuất huyết.

Biến chứng có thể gặp trong khi thực hiện kỹ thuật hút dịch dạ dày bao gồm: Nguy cơ hít sặc, viêm phổi hít: Người bệnh có thể ho và nôn mửa khi ống thông chạm vào hầu, vì vậy bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân hít thở sâu bằng miệng để làm giảm bớt co thắt thực quản và phản xạ nôn.Nguy cơ xuất huyết tiêu hóa do tổn thương niêm mạc thực quản hoặc dạ dày do thao tác mạnh. Vì vậy khi đặt ống cần nhẹ nhàng, không nên dùng sức.

Chỉ định hút dịch dạ dày trong các trường hợp sau: Nghi ngờ lao phổi trẻ em, vì trẻ không biết khạc đờm mà thường nuốt đờm.Các bệnh viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng, đại tràng, hẹp môn vị, chướng bụng, liệt ruột, tắc ruột, ung thư dạ dày.Phẫu thuật đường tiêu hóa: Hút dịch dạ dày trước, trong và sau khi phẫu thuật ở đường tiêu hóa (đặc biệt là phẫu thuật ở dạ dày).

Chống chỉ định hút dịch dạ dày trong các trường hợp sau: Bệnh ở thực quản: Hẹp thực quản, co thắt, chít hẹp, phình tĩnh mạch thực quản. Cấp tính ở thực quản như bỏng thực quản do hóa chất mạnh (acid, base…). Trường hợp nghi ngờ thủng dạ dày.

Quy trình hút dịch dạ dày cơ bản gồm các bước sau: Đưa ống thông từ mũi hoặc miệng xuống dạ dày.Hút dịch dạ dày ra một cách nhẹ nhàng. Số lượng dịch, thời gian hút tùy thuộc vào từng mục đích.Lấy mẫu xét nghiệm (nếu cần).Rút ống thông sau khi hoàn thành hút dịch dạ dày.

hút dịch dạ dày tá tràng

Kỹ thuật hút dịch dạ dày tá tràng cầng được thực hiện đúng quy trình

2. Kỹ thuật hút dịch tá tràng

Ruột non là bộ phận quan trọng nhất thực hiện việc tiêu hóa và hấp thu thức ăn với sự hỗ trợ của tuyến tụy, mật và gan. Ruột non được chia làm 3 đoạn đó là tá tràng, hỗng tràng và hồi tràng. Hoạt động của ruột non gồm có:

Hoạt động cơ học: Có vai trò nhào trộn nhũ trấp với dịch tiêu hóa, dịch mật và dịch tụy. Hoạt động bài tiết: Bài tiết các chất dịch trong tá tràng do 3 nguồn đưa đến đó là tụy, mật và dịch các tuyến của thành ruột non.

Hút dịch tá tràng là thủ thuật đặt ống thông vào tá tràng qua đường miệng hoặc mũi xuống tá tràng để hút dịch mật với mục đích để chẩn đoán và điều trị bệnh.

Mục đích hút dịch tá tràng gồm có: Lấy mật để chẩn đoán một số bệnh lý về tụy, gan, mật.Thăm dò chức năng bài tiết mật của gan và túi mật.Thăm dò chức năng của tuyến tụy và tá tràng.

Chỉ định hút dịch tá tràng trong các trường hợp sau: Sỏi túi mật, Tắc mật, Viêm túi mật, viêm ống dẫn mật.

Thông tin cần tư vấn liên hệ 0978342324 hoặc truy cập thuockedon24h.com để được hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *