Bài viết sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về tổn thương mạch máu đường tiêu hoá thường gặp. Các tổn thương mạch máu đường tiêu hóa bẩm sinh có thể là nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa cấp tính hoặc mạn tính. Các tổn thương này là là nguyên nhân của 7% các trường hợp xuất huyết đường tiêu hóa trên.
1. Một số tổn thương mạch máu đường tiêu hóa thường gặp
1.1. Bệnh giãn mạch máu hang vị dạ dày
Bệnh giãn mạch máu hang vị dạ dày (GAVE:gastric antral vascular ectasia) còn được gọi là bệnh lý dạ dày dưa hấu (Watermelon gastric). Hình ảnh đặc trưng của bệnh là các tĩnh mạch giãn lớn chạy dọc theo dạ dày, tạo ra hình dạng sọc giống hình ảnh của vỏ dưa hấu. Đây là một bệnh lý hiếm gặp nhưng là nguyên nhân quan trọng gây xuất huyết tiêu hóa nặng khó kiểm soát. Bệnh giãn mạch máu hang vị dạ dày chiếm 4% trường hợp xuất huyết tiêu hóa trên không do giãn tĩnh mạch thực quản. Bệnh xảy ra chủ yếu ở phụ nữ lớn tuổi và không rõ nguyên nhân.
1.2. Hội chứng giãn mao mạch xuất huyết di truyền
Hội chứng giãn mao mạch xuất huyết di truyền còn gọi là hội chứng Rendu-Osler- WEber, đây là một rối loạn di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường, gây tổn thương mạch máu ở nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể, trong đó có mạch máu đường tiêu hóa.
Dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh là giãn các mao mạch trong mũi và gây chảy máu cam tái phát nhiều lần. Chảy máu cam có thể xảy ra thường xuyên hàng ngày hoặc vài lần mỗi tháng. Các dấu hiệu của giãn mao mạch xuất huyết di truyền thường chỉ xảy ra khi đến tuổi dậy thì hoặc tuổi trưởng thành.
Cùng với chảy máu cam, các dấu hiệu khác của bệnh là những tổn thương nhỏ màu đỏ-tím xuất hiện trên mặt, môi, niêm mạc miệng, đầu ngón tay chân, niêm mạc đường tiêu hóa. Bệnh gây nguy cơ xuất huyết tiêu hóa thường xuyên, thiếu máu, tăng nguy cơ đột quỵ, …
1.3. Thương tổn Dieulafoy
Thương tổn Dieulafoy là một động mạch nhỏ dưới niêm mạc đường tiêu hóa bị giãn ra, không ổn định, có thể ăn mòn niêm mạc tiêu hóa gây chảy máu trầm trọng. Các thương tổn Dieulafoy có kích thước lớn gấp 10 lần so với kích thước bình thường của các mao mạch niêm mạc ở vị trí tương tự. Tổn thương Dieulafoy gây ra khoảng 1,5% trường hợp xuất huyết tiêu hóa trên cấp tính và 3,5% trường hợp xuất huyết hỗng tràng. 70% tổn thương Dieulafoy xuất hiện ở dạ dày, các vị trí thường gặp khác là tá tràng (15%), thực quản (8%).
Xuất huyết tiêu hóa do thương tổn Dieulafoy gặp ở nam giới nhiều hơn so với nữ giới. Thường gặp nhiều nhất ở người cao tuổi, người mắc các bệnh lý tim mạch, suy thận, đái tháo đường, sử dụng thuốc chống đông, thuốc kháng viêm giảm đau không steroid (NSAID),…
Xuất huyết tiêu hóa do thương tổn Dieulafoy
1.4. Dị dạng thông động tĩnh mạch và u mạch máu lành tính
Dị dạng thông động tĩnh mạch là bệnh lý bẩm sinh của mạch máu, trong đó động mạch và tĩnh mạch thông thương trực tiếp mà không qua hệ thống mao mạch. Dị dạng thông động tĩnh mạch có thể xảy ra đường tiêu hóa gây xuất huyết tiêu hóa nhưng hiếm gặp.
U mạch máu là một khối u lành tính bẩm sinh, gây ra bởi sự phát triển bất thường của mạch máu. U mạch máu thường xuất hiện dưới dạng một u đỏ trên da, tuy nhiên có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, kể cả mạch máu đường tiêu hóa.
1.5. Giãn tĩnh mạch đường tiêu hóa
Giãn tĩnh mạch thường xuất hiện ở đoạn xa tĩnh mạch thực quản và tĩnh mạch phình vị do tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Giãn tĩnh mạch là hậu quả của một số bệnh lý, chủ yếu là xơ gan. Xuất huyết do giãn tĩnh mạch thường xuất hiện đột ngột, số lượng nhiều ở đường tiêu hóa trên.
2. Chẩn đoán tổn thương mạch máu đường tiêu hóa
Để chẩn đoán tổn thương mạch máu đường tiêu hóa gây xuất huyết tiêu hóa, bác sĩ sẽ dựa vào các dấu hiệu lâm sàng như nôn ra máu, đại tiện phân đen, các dấu hiệu mất máu cấp,… Chẩn đoán xác định thường được thực hiện thông qua nội soi. Nếu nội soi thường quy không chẩn đoán được, tùy theo tình trạng lâm sàng cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định các kỹ thuật như nội soi ruột non bóng đơn, nội soi ruột non bằng viên nang, nội soi trong phẫu thuật, chụp mạch tạng, chụp xạ hình hồng cầu,…
Điều trị xuất huyết tiêu hóa do tổn thương mạch máu, có thể sử dụng một hoặc kết hợp nhiều thủ thuật cầm máu qua nội soi như nội soi bằng kẹp clip, laser, plasma argon,… Nếu các thủ thuật cầm máu qua nội soi không thành công, bác sĩ có thể chuyển sang các phương án phẫu thuật cầm máu.
Thông tin cần tư vấn liên hệ 0978342324 hoặc truy cập thuockedon24h.com để được hỗ trợ.