Bài viết sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về Viêm túi thừa đại tràng là gì? Phòng tránh túi thừa đại tràng như nào ? Viêm túi thừa đại tràng là bệnh có một hoặc nhiều túi thừa viêm. Viêm lan rộng ra tổ chức mỡ xung quanh, đôi khi thủng túi thừa dẫn tới hình thành ổ áp xe hoặc viêm phúc mạc. Trường hợp hiếm có thể hình thành đường rò đại tràng với bàng quang, vòi trứng, tử cung, âm đạo.
1. Túi thừa đại tràng là gì?
Túi thừa đại tràng là những cấu trúc dạng túi phát triển trong thành của đại tràng, thường gặp ở đại tràng sigma và đại tràng trái, cũng có thể gặp ở toàn bộ đại tràng. Khi các túi thừa này bị viêm nhiễm gây ra bệnh lý viêm túi thừa. Bình thường vách đại tràng có 4 lớp đều đặn và không có chỗ nào bị lõm sâu vào. Nếu có một cấu tạo nào lõm sâu vào trong vách của đại tràng thì đó là hình ảnh của túi thừa.
Phần lớn túi thừa của ống tiêu hóa xảy ra ở đại tràng, trong đó 95% ở đại tràng Sigma và 5% ở manh tràng, rất ít khi túi thừa ở phần còn lại của đại tràng. Khi phân nhỏ vì thiếu chất xơ chẳng hạn, phân sẽ cứng và khó bài tiết ra ngoài. Ðể có thể tống xuất phân ra ngoài, đại tràng phải co thắt nhiều hơn, đồng thời người bệnh cũng dùng nhiều sức để rặn khi đi cầu, như thế làm gia tăng áp lực trong đại tràng.
Vách của đại tràng có khi không đồng đều về cấu tạo, có những chỗ vách bị yếu so với phần chung quanh, và khi áp lực ruột gia tăng, niêm mạc của những chỗ yếu đó sẽ bị đẩy ra ngoài qua vách ruột yếu và tạo thành cái túi nhỏ, thường lớn 1-2 cm, đôi khi lớn 5-6 cm.
Mặc dù nguyên nhân viêm túi thừa đại tràng chính xác vẫn còn chưa được xác định, song có nhiều yếu tố liên quan tới bệnh như gen, chủng tộc, tuổi càng cao tỷ lệ mắc bệnh càng lớn, ăn nhiều chất béo… Chế độ ăn ít chất xơ là một vấn đề quan trọng, tới nay nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc ăn ít chất xơ trong khoảng thời gian dài dẫn tới táo bón đồng thời tăng áp lực trong lòng đại tràng là yếu tố nguy cơ chính gây ra túi thừa đại tràng.
Bệnh hay gặp ở những người phương Tây do khẩu phần ăn ít chất rau và chất xơ hơn đồ ăn của người Á Đông. Ngoài ra, đoạn đại tràng Sigma cũng có kích thước nhỏ hơn các đoạn đại tràng khác nên càng gia tăng áp lực trong ruột nhiều hơn và như thế cũng phần nào giải thích tại sao túi thừa xảy ra ở đoạn ruột Sigma này nhiều hơn.
Về cấu tạo cơ thể học, túi thừa có cấu tạo giống vách đại tràng, nhưng mỏng hơn, gồm có lớp niêm mạc bao bọc ở trong, lớp dưới niêm mạc ở ngoài, rồi đến lớp cơ và ngoại mạc. Túi thừa có thể chỉ nằm trong vách của đại tràng, hay thòi ra ngoài ngoại mạc của đại tràng lúc đó lớp cơ của túi thừa có thể rất mỏng hay không có, thành ra nếu túi thừa thòi ra ngoài thì có thể dễ bị vỡ hay thủng.
2. Viêm túi thừa đại tràng là gì?
Khi túi thừa bị nhiễm khuẩn, có thể gây ra viêm túi thừa, có thể bị viêm ở trong hay quanh túi thừa. Túi thừa đại tràng thường chứa phân bị kẹt, lâu dần đóng chắc lại thành cục đá phân (fecalith), làm nghẹt lòng túi thừa và ép vách túi thừa, làm vi trùng (thường xuyên rất nhiều trong phân ở đại tràng) phát triển mạnh trong túi thừa gây nên viêm túi thừa.
Nếu nhiễm trùng nhiều, vách túi thừa có thể bị hủy hoại và bị lủng và nhiễm trùng lan ra ngoài vách đại tràng, tạo thành túi mủ tại chỗ, hay làm viêm phúc mạc rất nguy hiểm, có thể tử vong nếu không chữa kịp thời.
Viêm túi thừa đại tràng là gì?
3. Vì sao bạn bị viêm túi thừa đại tràng?
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển viêm túi thừa đại tràng:
Lão hóa. Tỷ lệ viêm túi thừa tăng theo tuổi. Đó có thể là những thay đổi liên quan đến tuổi, chẳng hạn như sự suy giảm mức độ vững chắc và độ đàn hồi thành ruột của bạn, có thể đóng góp vào tình trạng viêm túi thừa.Béo phì. Thừa cân béo phì làm tăng tỷ lệ mắc bệnh viêm túi thừa.Hút thuốc. Những người hút thuốc lá có nhiều khả năng mắc viêm túi thừa đại tràng hơn những người không hút thuốc.Ít thể dục. Tập thể dục thường xuyên làm giảm nguy cơ viêm túi thừa.Chế độ ăn nhiều chất béo động vật và ít chất xơ. Chế độ ăn ít chất xơ kết hợp với lượng chất béo động vật hấp thụ cao làm tăng như làm tăng nguy cơ, mặc dù vai trò của ăn ít chất xơ vẫn chưa rõ ràng.Một số loại thuốc Một số loại thuốc có liên quan đến việc tăng nguy cơ viêm túi thừa, bao gồm steroid, opioids và thuốc chống viêm không steroid, như ibuprofen (Advil, Motrin IB, những loại khác) và naproxen natri (Aleve).
4. Phòng tránh viêm túi thừa đại tràng
Để giúp ngăn ngừa viêm túi thừa, có thể thực hiện một số biện pháp sau:
Luyện tập thể dục đều đặn. Tập thể dục thúc đẩy chức năng ruột bình thường và giảm áp lực bên trong đại tràng. Cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.Ăn nhiều chất xơ. Sử dụng chế độ ăn nhiều chất xơ làm giảm nguy cơ viêm túi thừa. Thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như trái cây và rau quả tươi và ngũ cốc nguyên hạt, làm mềm phân và giúp phân đi qua đại tràng nhanh hơn. Ăn các loại hạt không liên quan đến phát triển viêm túi thừa.Uống nhiều nước. Chất xơ hoạt động bằng cách hấp thụ nước và làm phân mềm nên dễ dàng đi qua đại tràng. Nhưng nếu không uống đủ chất lỏng để thay thế những gì đã hấp thụ, chất xơ sẽ bị rắn lại và dẫn tới có thể bị táo bón.