Chọc dò dịch ổ bụng xét nghiệm là gì? Các bước chọc dò dịch ổ bụng?

Bài viết sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về Chọc dò dịch ổ bụng xét nghiệm là gì? Các bước chọc dò dịch ổ bụng? Xét nghiệm dịch màng bụng có ý nghĩa quan trọng, giúp phát hiện, phân biệt các tác nhân gây bệnh. Để xét nghiệm dịch màng bụng, trước hết cần chọc dò dịch ổ bụng.

1. Chọc dò dịch ổ bụng xét nghiệm là gì?

Chọc dò dịch ổ bụng xét nghiệm là kỹ thuật đưa kim qua thành bụng vào khoang ổ bụng để hút dịch làm xét nghiệm. Được thực hiện trong các trường hợp cần lấy dịch ổ bụng để làm các xét nghiệm tế bào, vi khuẩn, hóa sinh.

Kết quả xét nghiệm dịch màng bụng có nhiều ý nghĩa như: Giúp xác định và phân biệt các nhiễm trùng.Xác định nguyên nhân bệnh lý gây tích tụ dịch màng bụng; kiểm tra tổn thương sau chấn thương bụng.Giúp tìm ra một số bệnh ung thư, trong đó có ung thư gan.Chẩn đoán xác định các trường hợp nghi ngờ chảy máu ổ bụng hoặc viêm phúc mạc.

Chọc dò dịch ổ bụng xét nghiệm không thực hiện với các trường hợp có rối loạn đông máu và cầm máu, bụng chướng hơi nhiều. Thận trọng với người bệnh có lách quá to. Bệnh nhân cổ trướng khu trú cần chọc dịch dưới hướng dẫn của siêu âm.

2. Các bước chuẩn bị chọc dò dịch ổ bụng xét nghiệm

Ê-kíp thực hiện gồm 1 bác sĩ và 1 điều dưỡng phụ. Các dụng cụ, thuốc cần chuẩn bị gồm: kim chọc dài, bơm tiêm, thuốc sát khuẩn, bông băng, gạc, thuốc gây tê, cơ số thuốc cấp cứu,…

Trước khi chọc dò dịch ổ bụng xét nghiệm, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và giải thích cho người bệnh về thủ thuật. Việc chọc dò nên thực hiện ở phòng tiểu phẫu để đảm bảo vô khuẩn. Nếu không có buồng riêng, có thể thực hiện tại giường nhưng phải có bình phong che bên ngoài. Điều dưỡng trải nilon lên giường, hướng dẫn người bệnh nằm ngửa, đầu cao, điều chỉnh hướng sao cho bên chọc sát bờ giường.

Chọc dò dịch ổ bụng xét nghiệm

Hình ảnh chọc dò dịch ổ bụng xét nghiệm

3. Các bước thực hiện

3.1. Trước khi chọc dò dịch ổ bụng xét nghiệm

Trước khi thực hiện chọc dò ổ bụng, bác sĩ sẽ khám lại người bệnh để đo mạch, huyết áp, xác định mức độ cổ trướng. Vị trí chọc dò được xác định bằng cách: vạch một đường nối rốn với gai chậu trước trên, sau đó chia đường này thành ba phần. Tiến hành sát khuẩn kỹ điểm nối 1⁄3 ngoài và giữa, chọc ở bên trái để tránh chọc vào góc hồi manh tràng. Cách chọn vị trí như trên mang tính tương đối, đôi khi bác sĩ sẽ chọn chọc ở vị trí khác tùy theo tình trạng cụ thể của người bệnh. Sau khi xác định được vị trí chọc dò, bác sĩ tiến hành gây tê vùng chọc.

3.2. Trong khi chọc dò dịch ổ bụng xét nghiệm

Bác sĩ chọc kim vuông góc với thành bụng, đi từ nông đến sâu cho đến khi hút ra dịch. Dịch được hút vào bơm, sau đó bơm vào 3 ống để xét nghiệm tế bào, vi khuẩn và sinh hóa. Trong quá trình chọc dịch cần theo dõi sắc mặt, mạch, huyết áp, tình trạng thành bụng của người bệnh.

3.3. Sau khi xét nghiệm

Sau khi đã chọc lấy dịch ổ bụng xong, bác sĩ rút kim, sát khuẩn da bụng, băng vị trí chọc bằng gạc vô khuẩn. Kiểm tra lại mạch, huyết áp, tình trạng người bệnh. Dịch ổ bụng lấy ra được đánh giá, quan sát cảm quan sau đó nhanh chóng gửi đi xét nghiệm dịch màng bụng. Về cảm quan, dịch có màu hồng nếu có hồng cầu từ 10.000 đơn vị/microlit, dịch có màu đỏ nếu lượng hồng cầu lớn hơn 20.000 đơn vị/microlit. Dịch ổ bụng ở màu hồng hoặc đỏ có thể do các bệnh lý ác tính hoặc trong quá trình chọc, kim đã chạm vào mạch máu. Nếu dịch có máu đồng nhất, đông lại thì máu trong dịch là do kim chọc nhầm vào mạch máu. Nếu dịch có máu đồng nhất nhưng không đồng thì nguyên nhân có thể do bệnh lý. Nếu dịch ổ bụng có mủ thì khả năng cao do nhiễm trùng.

4. Các tai biến có thể gặp khi chọc dò dịch và cách xử trí

Một số tai biến có thể xảy ra khi: Quai ruột bít vào đầu kim: Nếu tai biến này xảy ra, lúc đầu dịch ổ bụng chảy nhanh sau đó chảy yếu dần và ngừng chảy. Khắc phục bằng cách thay đổi tư thế người bệnh, đổi hướng kim cho đến khi dịch chảy lại.Chọc kim vào ruột: Tai biến này ít gặp. Dấu hiệu khi chọc kim vào ruột là xuất hiện hơi hoặc nước bẩn. Bác sĩ sẽ ngay lập tức rút kim, băng kín. Người bệnh sẽ được theo dõi chặt chẽ tình trạng đau, thân nhiệt và phản ứng thành bụng. Hội chẩn chuyên khoa ngoại nếu cần thiết.Chọc kim vào mạch máu: tai biến này tuy hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, cần rút kim ra ngay. Nhiễm khuẩn thứ phát: xảy ra do không thực hiện tốt công tác vô khuẩn khi chọc kim. Người bệnh sẽ được theo dõi chặt chẽ mạch, huyết áp, thân nhiệt, mức độ đau, phản ứng thành bụng. Nếu cần thiết phải cho người bệnh sử dụng kháng sinh và hội chẩn với khoa ngoại.Chọc nhầm vào tạng hoặc khối u trong bụng: theo dõi chặt chẽ người bệnh, xử trí theo tình trạng cụ thể.

Thông tin cần tư vấn liên hệ 0978342324 hoặc truy cập thuockedon24h.com để được hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook