Đặt ống thông trực tràng là gì? Khi nào cần đặt ống thông trực tràng

Đặt ống thông trực tràng là gì? Khi nào cần đặt ống thông trực tràng

Đặt ống thông trực tràng là một kỹ thuật được thực hiện cho bệnh nhân với mục đích tống hơi và phân từ ống tiêu hóa ra ngoài giúp làm giảm áp lực trong ống tiêu hóa hoặc mục đích cung cấp thuốc và dinh dưỡng. Vậy kỹ thuật đặt ống thông trực tràng được thực hiện như thế nào?

1. Đại cương về đặt ống thông trực tràng

Kỹ thuật đặt ống thông trực tràng (hay còn gọi là đặt sonde trực tràng, đặt ống thông hậu môn) là phương pháp đưa ống thông qua lỗ hậu môn vào vị trí của trực tràng để giúp tống hơi và phân từ ống tiêu hoá ra ngoài hoặc giúp cung cấp dinh dưỡng cho người bệnh trong trường hợp bệnh nhân không ăn uống được.

Cấu tạo ống tiêu hóa theo thứ tự từ trên xuống gồm khoang miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng (hay còn gọi là ruột già). Trong đó, đại tràng dài khoảng 1,5m, đường kính khoảng 6 cm nằm đóng khung hình chữ U ngược trong ổ bụng. Đại tràng chia làm hai phần là:

Đại tràng phải: dài khoảng 35 cm gồm manh tràng, đại tràng lên và nửa phải của đại tràng ngang.Đại tràng trái dài khoảng 1,2 m gồm có nửa trái của đại tràng ngang, đại tràng xuống và đại tràng sigma và trực tràng.

Đại tràng có chức năng hấp thu nước làm phân cô đặc lại, hấp thu một số thuốc, glucose và muối khoáng. Trong điều trị người ta có thể đưa các chất dinh dưỡng, thuốc vào cơ thể qua đại tràng. Nước cũng có thể được đưa vào làm đại tràng giãn ra để làm lỏng phân hoặc tháo khối lỏng trong phân.

Trong ống tiêu hóa, trực tràng nằm ở đoạn cuối đại tràng với chiều dài thay đổi tùy theo tuổi: Trẻ sơ sinh: 2,5 – 3,8 cm.Trẻ 1 – 6 tuổi: 5 cm.Trẻ 6 – 10 tuổi: 7,5 cm.Trẻ lớn hơn 10 tuổi: 10 cm. Người lớn: 12 – 15 cm.

Hậu môn là phần cuối cùng của ống tiêu hóa, cấu tạo gồm hai cơ thắt là cơ trơn ở bên trong, cơ vân ở bên ngoài co thắt theo ý muốn và chịu ảnh hưởng của vỏ não. Chiều dài hậu môn khoảng 3 cm.

2. Khi nào cần đặt ống thông trực tràng?

Đặt ống thông vào trực tràng được chỉ định thực hiện để tống hơi từ ống tiêu hóa trong các trường hợp bụng chướng hơi hoặc để thụt tháo, thụt thuốc cho người bệnh. Trong điều trị tháo lồng ruột cho trẻ em bằng hơi.Ngoài ra, đối với trường hợp bệnh nhân không ăn uống được, chất dinh dưỡng có thể được đưa vào cơ thể người bệnh qua đường trực tràng (Ít sử dụng).

đặt ống thông trực tràng giúp tống hơi

Đặt ống thông trực tràng giúp tống hơi ở người bị bụng chướng hơi

3. Chống chỉ định của đặt ống thông trực tràng

Đặt ống thông vào trực tràng không được chỉ định khi bệnh nhân bị bệnh thương hàn, viêm ruột, tắc ruột, xoắn ruột. Trường hợp bệnh nhân bị tổn thương hậu môn, trực tràng… thì thủ thuật này cũng không được thực hiện.

4. Thủ thuật đặt ống thông trực tràng được thực hiện như thế nào?

4.1. Chuẩn bị

Nhân sự: điều dưỡng, kĩ thuật viên (mang khẩu trang, mang găng, đội mũ).

Phương tiện: khay chữ nhật, ống thông, bông, gạc, găng tay, dầu nhờn vaselin, nilon, vải che người bệnh. Trước khi tiến hành, bệnh nhân được giải thích cảm giác khi đặt ống thông trực tràng.

4.2. Quy trình thực hiện đặt ống thông trực tràng

Kỹ thuật đặt ống thông trực tràng được thực hiện lần lượt theo các bước như sau:

Đặt một tấm nilon dưới mông người bệnh, đặt bệnh nhân nằm nghiêng trái trên giường, kéo quần xuống dưới đầu gối, chân phải co lại, chân trái duỗi, có thể kê gối dưới mông cao hơn đầu.Bôi trơn đầu ống thông bằng chất bôi trơn hoặc xà phòng. Thăm hậu môn trực tràng để biết hướng của trục ống hậu môn và trực tràng.Điều dưỡng hoặc kỹ thuật viên đứng sau, dưới hay ngang gối kê ở mông, tay trái làm lộ lỗ hậu môn, tay phải cầm ống thông đặt nhẹ nhàng vào hậu môn từ 2 – 3 theo hướng ra trước của trục hậu môn.Đưa ống thông trực tràng từ từ xuôi theo trục thân sâu vào trực tràng (khoảng 10 – 15 cm đối với người lớn và 5 – 10 cm đối với trẻ em). Chú ý khi đút ống thông trực tràng, khuyên bệnh nhân thở đều và sâu.Rút ống thống trực tràng: theo chỉ định điều trị, thường không nên đặt ống thông trực tràng thõng lâu quá 20 phút vì sẽ không hoạt động kích thích nhu động ruột sau thời gian này.Đặt người bệnh ở tư thế thoải mái.Thu dọn dụng cụ: dụng cụ đã dùng được đem đi đánh rửa sạch và hấp để tiệt khuẩn.

Nhìn chung, so với các thủ thuật khác để đặt ống thông vào ống tiêu hóa thì kỹ thuật đặt ống thông vào trực tràng là một kỹ thuật khá an toàn, nếu thực hiện tốt thao tác kỹ thuật và bệnh nhân hợp tác tốt thì tai biến khó xảy ra khi đặt ống thông. Tai biến có thể gặp bao gồm: trầy xước, chảy máu hậu môn, thủng trực tràng, vỡ đại tràng chậu hông.

Sau khi đặt ống thông trực tràng, chú ý theo dõi sản phẩm qua ống thông như phân, máu,… Theo dõi các dấu hiệu hô hấp, tuần hoàn.

Khoa Tiêu hóa của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec luôn nhận được sự hài lòng và đánh giá cao của khách hàng bởi chất lượng điều trị, trang thiết bị y tế và dịch vụ chăm sóc bệnh nhân.

Trang thiết bị hiện đại hàng đầu Việt Nam: Máy nội soi tiêu hóa ống mềm độ phân giải cao giúp phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm và các bệnh lý tiêu hóa chính xác. Robot phẫu thuật của Mỹ có độ chính xác cao, ít xâm lấn, thời gian hồi phục của bệnh nhân nhanh.Đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao: Các bác sĩ được đào tạo bài bản tại các Trung tâm ngoại khoa hàng đầu của Việt Nam, Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, có trình độ chuyên môn cao. Được tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn tại nước ngoài, cập nhật các kỹ thuật, phác đồ điều trị mới nhất trên thế giới.Chẩn đoán và điều trị bệnh tiêu hóa với kỹ thuật mới nhất: Phẫu thuật nội soi bằng robot với tỉ lệ thành công lên đến 95%. Nội soi tiêu hóa gây mê không đau, không khó chịu.Chăm sóc người bệnh toàn diện: Là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam áp dụng chương trình phục hồi sớm sau phẫu thuật (ERAS), giúp rút ngắn thời gian nằm viện chỉ còn sau 3 – 5. Tỷ lệ biến chứng, chi phí của người bệnh giảm, đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng.

Thông tin cần tư vấn liên hệ 0978342324 hoặc truy cập thuockedon24h.com để được hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook