Điều trị và phòng ngừa hội chứng ruột kích thích ở người lớn

Hội chứng ruột kích thích ở người lớn (IBS) là một rối loạn thường gặp có ảnh hưởng đến ruột già (đại tràng). Người lớn mắc hội chứng ruột kích thích thường bị co thắt đại tràng, chướng và đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón. Đây là một tình trạng mãn tính cần được theo dõi và kiểm soát dài hạn.

1. Tổng quan về hội chứng ruột kích thích ở người lớn

Hội chứng ruột kích thích (IBS – Irritable bowel syndrome) hay được gọi là “Viêm đại tràng co thắt” là một tình trạng rối loạn chức năng phổ biến ở đại tràng. Người lớn mắc hội chứng ruột kích thích thường bị tái đi tái lại nhiều lần nhưng khi đi khám, thực hiện xét nghiệm y tế thì lại không thấy bất kỳ tổn thương thực thể nào về giải phẫu, tổ chức học cũng như sinh hóa ở đường ruột.

IBS thường phổ biến ở lứa tuổi thanh niên và trung niên, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất trong khoảng 18-30 tuổi và giảm sau tuổi 50. Nữ giới mắc hội chứng ruột kích thích cao hơn nam giới với tỷ lệ 2:1. Những người có trình độ học vấn cao, học sinh, sinh viên, cán bộ… có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với nhóm nông dân, công nhân; người sinh sống ở thành thị cũng mắc bệnh nhiều hơn so với ở nông thôn…

2. Nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích 

Cơ chế bệnh sinh gây ra hội chứng ruột kích thích hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng bệnh có thể liên quan đến nhiều yếu tố như:

Nhiễm trùng đường ruột, Rối loạn tâm lý, Yếu tố di truyền, Chế độ ăn uống, Lịch sử dùng thuốc, Tình trạng nội tiết

Các yếu tố trên sẽ gây phát sinh những động ruột bất thường, liên quan đến tính phản ứng cao của nhu động ruột và tăng sự mẫn cảm ở đường ruột. Cụ thể khi bạn bị hội chứng ruột kích thích:

Các cơn co thắt mạnh hơn và kéo dài hơn bình thường sẽ gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy.Khi ruột co thắt yếu, quá trình vận chuyển thức ăn diễn ra chậm khiến cho phân bị cứng và khô.

Chỉ một số ít người lớn mắc hội chứng ruột kích thích có các dấu hiệu và triệu chứng nghiêm trọng. Một số người có thể kiểm soát các triệu chứng của mình bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, cách sinh hoạt và kiểm soát căng thẳng. Một số khác thì sẽ cần dùng thuốc và nhờ sự hỗ trợ, tư vấn của bác sĩ.

Hội chứng ruột kích thích ở người lớn

Hội chứng ruột kích thích ở người lớn thường bị tái đi tái lại nhiều lần

3. Triệu chứng hội chứng ruột kích thích ở người lớn

Mặc dù cùng có các dấu hiệu và triệu chứng gây khó chịu nhưng khác với bệnh viêm loét đại tràng và bệnh Crohn là các dạng viêm ruột điển hình, hội chứng ruột kích thích không gây tổn thương mô ruột hoặc tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng chúng ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Các biểu hiện thường gặp của IBS bao gồm:

Đau bụng: xuất hiện chủ yếu và phổ biến nhất, thường là đau vùng bụng dưới và hố chậu trái sau khi ăn. Cơn đau sẽ giảm sau khi đại tiện hoặc trung tiện.Đại tiện lỏng: Đi 3-5 lần/ngày, phân lỏng hoặc nát, có thể lẫn chất nhầy nhưng không có máu.Táo bón: Đi ngoài phân rắn, lượng ít, có thể lẫn chất nhầy và xuất hiện xen kẽ với đại tiện lỏng. Chướng bụng: Thường nặng về ban ngày, nhất là sau buổi trưa, giảm dần về đêm sau khi ngủ.

Các triệu chứng tiêu hóa trên thường tái phát lặp đi lặp lại, nếu người bệnh thấy xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng hơn thì cần cảnh giác và đến gặp bác sĩ ngay để được khám và điều trị kịp thời.

Các dấu hiệu cảnh báo bao gồm: Chảy máu trực tràng Đi ngoài ra máu hoặc phân đenĐau bụng ngày càng nhiều và xảy ra vào ban đêm, Sụt cân nhanh Tự sờ thấy bụng có khối bất thường.

Có biểu hiện thiếu máu như: Da nhợt nhạt, hay chóng mặt hoa mắt…

Đối với hầu hết các trường hợp thì hội chứng ruột kích thích ở người lớn là một tình trạng mãn tính, mặc dù các triệu chứng có lúc nghiêm trọng, có lúc cải thiện hoặc thậm chí mất đi hoàn toàn. Vì các nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích vẫn chưa rõ ràng nên phương pháp điều trị sẽ tập trung làm giảm triệu chứng để bạn có một cuộc sống bình thường nhất có thể.

viêm đại tràng co thắt

Dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích thường lặp đi lặp lại gây ảnh hưởng tới cuộc sống người bệnh

4. Điều trị và phòng ngừa 

Trong hầu hết các trường hợp, bạn có thể giảm thiểu và phòng ngừa các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng ruột kích thích ở mức độ nhẹ bằng cách điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt và ăn uống.

Để điều trị và phòng ngừa hội chứng ruột kích thích hiệu quả, người bệnh cần thực hiện tốt 1 số điểm sau:

Tránh căng thẳng, suy nghĩ nhiều, lo âu.Ăn uống đúng giờ, lượng ăn vừa phải, tránh ăn quá nhiều.Kiêng đồ ăn tanh, lạnh, cay nóng, ít dầu mỡ, lượng đạm vừa phải.Kiêng những đồ ăn uống sinh hơi như đồ uống có ga, một số loại rau củ (bắp cải, bông cải xanh, bông cải trắng, trái cây sống…)Ngưng dùng thực phẩm chứa gluten như lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen.Hạn chế các thực phẩm chứa đường có thể lên men như đường fructose, lactose, fructan và một số loại đường khác (thực phẩm nhóm FODMAPs). Chúng thường có trong một số ngũ cốc, rau củ, trái cây và thực phẩm từ sữa. Hạn chế uống bia rượu, cà phê.

Nếu bệnh ở mức độ trung bình hoặc nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ cần phải thực hiện nhiều điều hơn là chỉ thay đổi lối sống. Hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn trực tiếp. Nếu tình trạng nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng thuốc để điều trị.

Thông tin cần tư vấn liên hệ 0978342324 hoặc truy cập thuockedon24h.com để được hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *