Làm thế nào để phát hiện sớm bệnh xơ gan và cách điều trị

Bệnh xơ gan là tình trạng các tế bào gan bị tổn thương liên tục trong một thời gian dài, các mô sẹo sẽ liên tục thay thế các mô bị tổn thương dẫn tới xơ gan. Khi các mô sẹo xuất hiện ngày càng nhiều sẽ ngăn chặn dòng máu lưu thông qua gan, làm suy giảm chức năng gan nghiêm trọng.

1. Các giai đoạn của bệnh xơ gan

U mô đệm đường tiêu hóa là gì? Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

1.1. Giai đoạn 1

Giai đoạn này không có dấu hiệu gan bị tổn thương. Tuy nhiên, gan đã bắt đầu bị viêm. Do các tế bào gan bị viêm liên tục nên gan tự cố gắng đảo ngược lại quá trình này và hình thành sự xơ hóa. Bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi và thiếu năng lượng tại giai đoạn này, rất khó để hiểu vấn đề gì đang xảy ra với gan.

Mặc dù gan bị tổn thương nhưng bệnh nhân thường không có dấu hiệu đáng chú ý vì sự xơ hóa là chưa nhiều. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, nếu được điều trị đúng cách gan vẫn có thể hồi phục và trở lại như bình thường.

xơ gan

Các giai đoạn của bệnh xơ gan

1.2. Giai đoạn 2

Ở giai đoạn này áp lực tĩnh mạch cửa đang tăng dần. Các mô xơ hóa xuất hiện nhiều hơn. Cần phải loại bỏ nguyên nhân gây bệnh thì mới có thể làm tăng cơ hội khỏi bệnh.

1.3 Giai đoạn 3

Tại giai đoạn 3, bệnh nhân xuất hiện hiện tượng cổ trướng. Lượng dịch tại ổ bụng tăng nhanh báo hiệu gan đã bị xơ hóa rất nhiều. Giai đoạn này gan không thể trở lại bình thường, ghép gan thường được đề xuất để chữa khỏi bệnh. Trong giai đoạn này, có rất nhiều dấu hiệu đáng chú ý bao gồm: Ăn không ngon. Sụt cân nhanh. Mệt mỏi. Bối rối. Da vàng, nhợt nhạt, thở nhanh. Viêm da, ngứa không hồi phục. Eczema. Đường huyết tăng giảm thất thường. Phù chân, mắt cá. Dấu hiệu sang giai đoạn cuối.

1.4 Giai đoạn 4

Bước vào giai đoạn này, quá trình xơ hóa đã xảy ra hoàn toàn trên gan. Các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, bệnh não gan hay tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Nếu những dấu hiệu này không được phát hiện thì bệnh nhân cũng sẽ không thể tiến hành ghép gan. Thời gian sống cho bệnh nhân sẽ vào khoảng 12 tháng. Dấu hiệu cũng giống như giai đoạn 3 và có thêm một vài triệu chứng:

Mệt mỏi về tinh thầnRất buồn ngủLòng bàn tay sonTính cách thay đổiSuy thận và dẫn tới thiểu niệuSốt caoViêm màng bụng.

Do không có phương pháp điều trị cho xơ gan giai đoạn 4, cách tốt nhất là điều trị sớm nhất có thể.

2. Làm thế nào để phát hiện sớm bệnh xơ gan?

Mối quan hệ giữa vi khuẩn Helicobacter pylori và các bệnh tự miễn về da

2.1 Phát hiện qua triệu chứng

Bệnh nhân thường không có triệu chứng ở giai đoạn đầu. Nhưng theo thời gian khi gan bị tổn thương nặng hơn, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng bệnh xơ gan như:

Mệt mỏi, choáng váng.Ăn không ngon, sụt cân.Buồn nônBệnh nhân có thể dễ bị chảy máu hoặc bầm tím, và sưng ở chân bụng. Đôi khi da của bệnh nhân cũng có sự thay đổi như:Vàng da.NgứaSao mạch. (mạch nổi lên như mạng nhện)Lòng bàn tay son hay móng tay trắng.

Bệnh nhân còn có những sự thay đổi về trí tuệ, ví dụ như gặp các vấn đề về sự tập trung hay trí nhớ. Nếu phụ nữ mắc bệnh xơ gan, bệnh nhân có thể không còn kinh nguyệt. Nếu bệnh nhân là nam giới, có thể mất khả năng quan hệ tình dục, bắt đầu từ việc ngực phát triển và chảy.

Một số triệu chứng khác bệnh nhân có thể gặp như: Nôn ra máu. Yếu cơ. Nước tiểu màu nâu. Sốt. Bệnh về xương, xương dễ gãy. Cần chú ý rằng bệnh nhân xơ gan sẽ có thể không biểu hiện hết toàn bộ triệu trứng trên, và một số triệu chứng trên có thể là dấu hiệu của bệnh khác.

Khám sức khỏe định kỳ là phương pháp tốt nhất phát hiện các vấn đề về gan

2.2 Phát hiện qua nguyên nhân

Bệnh gan tiến triển thành xơ gan phải trải qua một thời gian dài. Những nguyên nhân gây bệnh xơ gan thường gặp bao gồm:

Uống rất nhiều rượu.Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh xơ gan.Viêm gan mạn tính như viêm gan B hay viêm gan C.

2.3 Qua các xét nghiệm

Do bệnh gan khi đã tiến triển thành xơ gan thì việc điều trị sẽ rất khó khăn và thường tiên lượng bệnh sẽ rất xấu. Do đó thay vì đặt ra câu hỏi “làm thế nào để phát hiện sớm bệnh xơ gan” thì ta nên đổi thành câu hỏi “làm thế nào để phát hiện sớm các bệnh về gan”thì sẽ hợp lý hơn rất nhiều.

Cách tốt nhất là nên Sàng lọc gan mật định kỳ 1 năm ít nhất 2 lần. Chi phí bỏ ra cho việc khám định kỳ sẽ rẻ hơn rất nhiều so với việc điều trị bệnh về gan. Phát hiện ra nguyên nhân gây tổn thương gan sẽ đóng vai trò quan trọng trọng việc định hướng điều trị. Bác sĩ sẽ bắt đầu bằng việc hỏi tiền sử về sức khỏe hay kiểm tra vật lý. Sau đó bệnh nhân sẽ được tư vấn:

Kiểm tra máu: Xét nghiệm máu có thể sẽ cho bác sĩ biết bệnh nhân đang gặp vấn đề gì về gan.Hình ảnh: Siêu âm, CT scan hay chụp cộng hưởng từ sẽ chỉ ra gan bị tổn thương hay không.Sinh thiết gan: Bác sẽ sẽ lấy một mô mẫu từ gan, sau đó mang đến phòng thí nghiệm rồi phân tích mẫu sinh thiết gan đó của bệnh nhân. Đây là một xét nghiệm thường quy và có độ tin cậy rất cao.

xơ gan

Các xét nghiệm sẽ cho kết quả chính xác nhất

3. Điều trị bệnh xơ gan như thế nào?

Biểu hiện đường tiêu hóa của bệnh viêm mạch máu IgA-Henoch-Schonlein

Điều trị bệnh xơ gan phụ thuộc vào tình trạng tổn thương gan của bệnh nhân. Mục tiêu của việc điều trị là làm chậm quá trình xơ quá tại gan, giảm triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng của xơ gan. Bệnh nhân có thể nằm viện dài ngày nếu tổn thương gan nặng.Điều trị bệnh xơ gan thường theo nguyên nhân gây bệnh. Nếu tại giai đoạn sớm của xơ gan, giảm thiểu tối đa tổn thương tại gan là mục tiêu hàng đầu.

Điều trị xơ gan do rượu: Bệnh nhân mắc xơ gan do uống quá nhiều rượu nên dừng việc uống rượu. Nếu việc ngừng uống rượu là quá khó đối với bệnh nhân, bác sĩ có thể tư vấn liệu trình cai rượu.Giảm cân: Nếu bệnh nhân xơ gan không do rượu mà do gan nhiễm mỡ, tình trạng bệnh có thể cải thiện nếu bệnh nhân giảm được cân và kiểm soát được lượng đường huyết.Thuốc điều trị bệnh gan: Một số thuốc có thể làm ngăn ngừa quá trình tổn thương tế bào gan do viêm gan B và viêm gan C.Thuốc kiểm soát triệu chứng xơ gan: Một số thuốc có thể làm chậm quá trình diễn biến bệnh xơ gan.

Thông tin cần tư vấn liên hệ 0978342324 hoặc truy cập thuockedon24h.com để được hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook