Những điều cần biết trước và sau khi nội soi thực quản dạ dày tá tràng

Bài viết sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về những điều cần biết trước và sau khi nội soi thực quản dạ dày tá tràng. Nội soi là phương pháp được thực hiện trong hầu hết các chẩn đoán chuyên khoa, trước đây phương pháp khám bệnh này gây khó chịu cho người bệnh. Nhưng gần đây, khi nhắc đến 2 từ “nội soi” người bệnh đã không còn hoảng sợ nữa nhờ sự ra đời của phương pháp nội soi gây mê.

1. Nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng là gì?

Nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng (thường được gọi là nội soi dạ dày) là thủ thuật đưa ống soi dạ dày qua miệng vào thực quản, dạ dày và tá tràng (đoạn đầu ruột non) nhằm mục đích chẩn đoán và điều trị các bệnh ở thực quản, dạ dày và tá tràng. Nội soi dạ dày sẽ giúp biết được cách tình trạng bệnh ở thực quản, dạ dày và tá tràng để có cách điều trị hợp lý.

Có hai phương pháp nội soi dạ dày là nội soi không gây mê và nội soi gây mê.

Nội soi dạ dày không gây mê: Thường mang lại cảm giác đau khi ống nội soi đưa vào dạ dày và đồng thời khi rút ra, bệnh nhân sẽ thấy khó chịu, buồn nôn.Nội soi dạ dày gây mê: Là phương pháp nội soi có kèm thuốc mê nhằm làm mất cảm giác đau và khó chịu cho bệnh nhân. Bệnh nhân sẽ được thực hiện nội soi trong trạng thái mê.

2. Ứng dụng của phương pháp nội soi dạ dày gây mê

Nội soi dạ dày gây mê là một phương pháp an toàn, đem lại kết quả có độ chính xác cao, giúp bác sỹ quan sát dễ dàng hơn, hạn chế sai sót, an toàn và tạo tâm lý thoải mái cho người bệnh. Trên lâm sàng, phương pháp nội soi gây mê có thể được chỉ định trong các trường hợp sau:

Bệnh nhân có các bệnh lý như xơ gan xuất huyết tĩnh mạch, trướng thực quản, nuốt nghẹn, hội chứng trào ngược, đau ngực sau khi đã kiểm tra tim mạch bình thường: Nội soi thực quản có thuốc mê.Bệnh nhân có các bệnh lý liên quan đến dạ dày và tá tràng như tìm vi khuẩn Hp (Helicobacter Pylori) , bệnh nhân có một trong số các triệu chứng/bệnh lý sau: Đau thượng vị, nôn không rõ nguyên nhân, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, thiếu máu, gầy sút cân, tiền sử dùng thuốc chống viêm, giảm đau, giun chui ống mật xơ gan, cắt 2/3 dạ dày sau 10 năm, bệnh polyp gia đình, bệnh Crohn,…: Nội soi tá tràng gây mê và nội soi dạ dày gây mê.

3. Khi nào không được nội soi dạ dày gây mê

Tuyệt đối không thực hiện nội soi dạ dày cấp cứu đối với bệnh nhân mắc các bệnh sau: Nhược cơ, ứ đọng đờm, suy hô hấp, nhiễm độc rượu cấp, glaucom góc đóng và các trường hợp chống chỉ định của nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng nói chung.Trong các trường hợp bệnh nhân bị bệnh phổi mạn tính, chấn thương sọ não, tăng áp lực nội sọ, nhịp tim chậm, trầm cảm, có thai, bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ để có chỉ định phù hợp.

ưu điểm nội soi dạ dày và nội soi đại tràng có gây mê tại Vinmec

Nội soi thực quản có thuốc mê giúp làm giảm cảm giác đau vào khó chịu

4. Nội soi dạ dày gây mê được thực hiện như thế nào?

Việc nhìn tổn thương rõ nhất và thủ thuật nội soi an toàn nhất là khi không có thức ăn trong dạ dày, vì vậy, người bệnh cần nhịn ăn tối thiểu 6 giờ trước nội soi. Uống thuốc tan bọt để làm sạch dạ dày tạo thuận lợi cho việc nội soi. Bác sĩ sẽ kiểm tra tiền sử bệnh lý và các thuốc đang sử dụng đồng thời, giải thích kỹ về lợi ích và tai biến của thủ thuật và đồng ý soi.

Xét nghiệm này được thực hiện bởi 01 bác sĩ chuyên khoa nội soi tiêu hóa, 02 điều dưỡng. Các dụng cụ cần chuẩn bị bao gồm: máy nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng ống mềm, loại cửa sổ thẳng và các dụng cụ đi kèm máy nội soi, nguồn sáng, máy hút, máy monitor theo dõi nhịp tim, huyết áp, SpO2, hệ thống thở oxy kính, mặt nạ oxy, bóng Ambu.

Các dung dịch và thuốc gồm: Dịch truyền Natri clorid 0,9% hoặc Glucose 5% và các thuốc Midazolam, ống 5mg/ 1ml; Fentanyl, ống 100 mcg/2ml; Naloxon, Atropin ống 0,25mg.

Trình tự thực hiện là:

Bước 1: Bác sĩ chuẩn bị và kiểm tra máy soi.

Bước 2: Bệnh nhân nằm nghiêng bên trái. Bệnh nhân sẽ được được đặt đường truyền tĩnh mạch ngoại biên bằng dung dịch Natri clorid 0,9% hoặc Glucose 5% và gắn các thiết bị hỗ trợ theo dõi nhịp thở, huyết áp, nhịp tim,..

Bước 3: Bác sĩ đặt ống ngậm miệng vào giữa hai cung răng và bảo người bệnh ngậm chặt. Tiêm thuốc gây mê cho bệnh nhân 3 – 4 phút trước khi nội soi:

Midazolam: Tiêm tĩnh mạch chậm trong vòng 30 giây với liều 0,05 – 0,1 mg/kg, có thể tăng liều đến 0,15 – 0,2 mg/kg và lặp lại sau 2 phút nếu không đạt kết quả gây mê.Fentanyl: Tiêm tĩnh mạch chậm 50 – 100 mcg trong 1 – 2 phút, liều tối đa cho phép là 8 ml.

Sau đó, tiếp tục cho dịch truyền tĩnh mạch chảy với tốc độ LX giọt/ phút

Bước 3: Khi người bệnh đã nhắm mắt, mất phản xạ mắt – mi, đưa máy soi qua miệng, họng vào thực quản, dạ dày, tá tràng. Camera rất nhỏ ở đầu ống nội soi sẽ truyền tín hiệu ra màn hình bên ngoài để bác sĩ quan sát.

Bước 4: Kết thúc quá trình nội soi: rút ống nội soi và tẩy uế, khử khuẩn máy soi theo đúng quy định sau:

Rửa máy: Rửa sạch phần ngoài của máy và các đường bên trong máy bằng khoảng 500 ml dung dịch xà phòng trung tính 0,5 % và van bơm tăng cường.Thử hơi: Kiểm tra xem vỏ cao su của máy có bị rách không bằng dụng cụ thử hơi kèm máy soi để. Nếu rách phải gửi máy đi sửa ngay, không được ngâm máy vào dung dịch tẩy uế khi vỏ cao su bị rách.Tẩy uế: nếu máy soi không bị rách, ngâm toàn bộ máy vào dung dịch tẩy uế (5 lít xà phòng trung tính 0,5%), dùng bàn chải, van ba chiều để rửa sạch phần ngoài và các đường bên trong của máy nội soi.Sát khuẩn: Ngâm toàn bộ máy vào dung dịch sát khuẩn Glutaraldehyd 2% và sử dụng van 3 chiều để rửa sạch, sát khuẩn các đường bên trong của máy.Sấy khô máy: khô các đường bên trong của máy bằng van bơm tăng cường, bộ phận bơm khí của nguồn sáng, máy hút.

Bước 5: Tháo dây oxy, máy theo dõi. Đưa người bệnh ra phòng hồi tỉnh nằm theo dõi tiếp cho đến khi người bệnh tỉnh táo hoàn toàn.

Thời gian chuẩn bị và nội soi dạ dày trung bình kéo dài khoảng 20 phút đối với dạ dày bình thường và có thể lâu hơn nếu có bệnh lý. Vì có sử dụng thuốc tiền mê, vì thế, người bệnh không được vận hành máy móc, lái xe trong vòng ít nhất 12 giờ sau khi dùng thuốc.

Nội soi dạ dày là một thủ thuật an toàn trong y khoa, tuy nhiên, có một số tai biến có thể xảy ra với tần suất hiếm và cách xử lý như:

Nhịp tim chậm dưới 50 lần/ phút (xử lý bằng cách tiêm Atropin 0,25 mg 1 ống dưới da hoặc tĩnh mạch chậm),Suy hô hấp: xử lý bằng cách tiến hành bóp bóng oxy qua ambu và tiêm Naloxon 0,5 mcg/ kg.

Suy hô hấp

Thông tin cần tư vấn liên hệ 0978342324 hoặc truy cập thuockedon24h.com để được hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook