Tìm hiểu về bệnh viêm gan B và viêm gan C và cách phòng bệnh

Bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tìm hiểu về bệnh viêm gan B và viêm gan C và cách phòng bệnh. Bệnh viêm gan B và C hiện nay đã không còn quá xa lạ và đều do các loại vi-rút gây ra. Cả 2 bệnh đều nguy hiểm, để lại nhiều hậu quả cho sức khỏe như xơ gan, suy gan, ung thư gan.

1. Hiểu về bệnh viêm gan B

Gan đảm nhận chức năng gì?

Trả lời: Gan là cơ quan lớn và quan trọng trong cơ thể bạn. Chức năng của gan bao gồm: Tích trữ vitamin, đường, chất béo và các dưỡng chất khác từ thực phẩm bạn ăn;Tạo ra những hóa chất mà cơ thể bạn cần để khỏe mạnh;Phân cắt những chất độc, như rượu và các hóa chất độc khác;Đào thải những chất không có lợi ra khỏi máu.Đảm bảo cơ thể bạn có vừa đủ hóa chất khác mà nó cần.

Viêm gan vi-rút là gì?

Trả lời: Viêm gan là một bệnh ảnh hưởng tới gan. “Viêm gan” có nghĩa là gan bị viêm. Gan là cơ quan sống còn xử lý dưỡng chất, lọc máu, chiến đấu chống nhiễm trùng. Khi gan bị viêm hoặc tổn thương, chức năng của nó có thể bị ảnh hưởng.

Nó thường gây ra bởi vi rút như:

Vi-rút viêm gan A ( HAV);Vi-rút viêm gan B ( HBV);Vi-rút viêm gan C ( HCV);Vi-rút viêm gan D ( HDV);Vi-rút viêm gan E ( HEV);Uống nhiều rượu, chất độc, vài loại thuốc và một số bệnh có thể gây viêm gan.

Viêm gan B lây như thế nào?

Trả lời: Viêm gan B thường lây lan qua máu, tinh dịch hoặc các dịch cơ thể từ một người bị nhiễm vi-rút viêm gan B vào cơ thể người lành. Điều này có thể xảy ra do quan hệ tình dục với người bị nhiễm hoặc dùng chung kim, ống tiêm hay các dụng cụ tiêm truyền nhiễm vi-rút. Viêm gan B cũng có thể lây từ mẹ nhiễm bệnh sang con trong khi sinh.

Viêm gan B không lây qua đường cho con bú, ăn chung dụng cụ nhà bếp, ôm, hôn, bắt tay, ho hay hắt hơi. Không như vài dạng viêm gan khác. Viêm gan B không lây qua thực phẩm, nước nhiễm vi-rút.

Những ai có nguy cơ mắc Viêm gan B?

Trả lời: Mặc dù ai cũng có thể bị viêm gan B, nhưng có những đối tượng có nguy cơ cao hơn như:

Giao hợp với nhiều người bị nhiễm;Có nhiều bạn tình;Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục;Đồng tính nam;Tiêm thuốc hay dùng chung kim, ống tiêm, hay dụng cụ tiêm khác;Đang thẩm phân , lọc máu;Phơi nhiễm với máu khi làm việc;Trẻ sơ sinh từ bà mẹ nhiễm viêm gan B.

Viêm gan B trầm trọng như thế nào?

Trả lời: Theo thời gian khoảng 15%-25% người bị viêm gan B mạn tính bị bệnh gan nặng, bao gồm tổn thương gan, xơ gan và ung thư gan. Mỗi năm hơn 600.000 (kể cả viêm gan C khoảng 1000.000) người trên thế giới chết vì bệnh liên quan đến viêm gan B.

Viêm gan B cấp có những triệu chứng gì?

Trả lời: Khi nhiễm viêm gan B, không phải ai cũng có biểu hiện viêm gan B cấp, nhất trẻ con. Hầu hết người lớn có triệu chứng trong vòng 3 tháng phơi nhiễm bệnh. Các triệu chứng có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng bao gồm:

Sốt nhẹ ( xung quanh 37,5 đến 38,5 độ C);Mệt mỏi;Chán ăn;Buồn nôn;Nôn;Đau bụng, đôi khi có đi ngoài phân lỏng.

Viêm gan B mạn tính có những triệu chứng gì?

Trả lời: Nhiều người bị viêm gan B mạn không có triệu chứng và không biết họ bị nhiễm. Mặc dù không có triệu chứng nhưng vi-rút có thể vẫn được phát hiện trong máu. Các triệu chứng viêm gan B mạn có thể mất 30 năm để phát triển. Tổn thương gan có thể thầm lặng. Khi các triệu chứng xuất hiện, chúng giống như nhiễm trùng cấp và có thể là một dấu hiệu của bệnh tiến triển.

Viêm gan B được chẩn đoán và điều trị như thế nào?

Trả lời: Viêm gan B được chẩn đoán bằng những xét nghiệm máu đặc hiệu. Đối với viêm gan B cấp, các bác sĩ sẽ thường khuyến cáo nghỉ ngơi, dinh dưỡng đầy đủ, uống đủ và giám sát y tế. Mặc dù một người không có triệu chứng hoặc cảm thấy bệnh, nhưng tổn thương gan vẫn có thể xảy ra. Vài liệu pháp mới có thể cải thiện đáng kể sức khỏe và làm chậm hoặc phục hồi bệnh gan này.

Có thể dự phòng viêm gan B không?

Trả lời: Có. Cách tốt nhất để dự phòng viêm gan B là chủng ngừa. Đối với người lớn vắc-xin viêm gan B được tiêm 3 lần trong 6 tháng. Loạt chủng ngừa này cần thiết để bảo vệ lâu dài.

Ai nên chủng ngừa viêm gan B?

Trả lời: Những người nên chủng ngừa viêm gan B bao gồm:

Bất kỳ ai giao hợp với bạn tình bị nhiễm vi-rút này;Người có nhiều bạn tình;Người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục;Người đồng tính nam;Người sống với người bị viêm gan B;Nhân viên y tế phơi nhiễm với máu;Khách du lịch đến các nước cụ thể;Trẻ sơ sinh.

Người bị viêm gan B có thể làm gì để chăm sóc gan của họ?

Trả lời: Người bị viêm gan B mạn tính nên khám bệnh thường xuyên. Họ cũng nên hỏi nhân viên y tế trước khi dùng thuốc kê toa hoặc không kê toa bao gồm cả thực phẩm chức năng hay vitamin vì chúng có thể làm tổn thương gan. Người bị viêm gan B mạn tính cũng không nên uống rượu vì nó có thể đẩy nhanh tổn thương gan.

2. Hiểu về viêm gan C

Viêm gan C là gì?

Trả lời: Viêm gan C là bệnh lây do nhiễm vi-rút viêm gan C. Khi bị nhiễm lần đầu, một người có thể bị nhiễm trùng cấp, từ nhẹ không triệu chứng đến rất nặng cần nhập viện.

Viêm gan C là bệnh gặp trong 6 tháng đầu tiên sau phơi nhiễm với vi-rút viêm gan C. 15%-25% người nhiễm “sạch” vi-rút này mà không cần điều trị.

Viêm gan C lây như thế nào?

Trả lời: Viêm gan C thường lây khi máu một người nhiễm vi-rút viêm gan C vào cơ thể người lành. Hầu hết người bị nhiễm viêm gan C là do dùng chung bơm kim tiêm. Ngoài ra viêm gan C cũng có thể lây qua đường quan hệ tình dục (quan hệ đồng tính nam) và từ mẹ sang con trong quá trình chuyển dạ. Các dụng cụ xăm không được tiệt trùng đều có thể lây viêm gan C và các bệnh truyền nhiễm khác.

Viêm gan C trầm trọng như thế nào?

Trả lời: Viêm gan C mạn tính có thể dẫn đến vấn đề sức khỏe lâu dài, kể cả tổn thương gan, suy gan, xơ gan và ung thư gan. Khoảng 12.000 người chết mỗi năm do bệnh liên quan đến viêm gan C.

Viêm gan C có những triệu chứng gì?

Trả lời: Nhiều người bị viêm gan C không có triệu chứng và không biết nhiễm bệnh. Các triệu chứng của viêm gan C cấp và mạn có thể bao gồm sốt, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn, đau bụng, nước tiểu sẫm màu, phân có màu xám, đau khớp và vàng da..

Viêm gan C được chẩn đoán như thế nào?

Trả lời: Bác sĩ có thể chẩn đoán bằng các xét nghiệm máu đặc hiệu. Thông thường trước tiên một người được xét nghiệm tầm soát tìm “kháng thể’ với vi-rút viêm gan C (HCV Ab). Nếu xét nghiệm sàng lọc này dương tính, cần làm một xét nghiệm máu khác để xác định đã hết nhiễm hay còn nhiễm mạn tính (HCV RNA đếm tải lượng vi-rút viêm gan C).

Viêm gan C được điều trị như thế nào?

Trả lời: Khi được chẩn đoán, các bác sĩ khuyến cáo nghỉ ngơi, dinh dưỡng đủ, dùng nhiều đồ ăn lỏng dễ tiêu và thuốc kháng vi-rút. Người bị viêm gan C mạn nên được kiểm tra thường xuyên để phát hiện dấu hiệu của tổn thương gan.

Người bị viêm gan C mạn có thể tự chăm sóc như thế nào?

Trả lời: Người bị viêm gan C mạn nên khám bệnh thường xuyên. Họ cũng nên hỏi nhân viên y tế trước khi dùng thuốc kê toa hoặc không kê toa vì chúng có thể gây tổn thương gan. Người bị viêm gan C mạn nên tránh uống rượu vì nó có thể gia tăng tổn thương gan.

Ai nên xét nghiệm viêm gan C?

Trả lời: Những đối tượng sau đây nên xét nghiệm viêm gan C:

Dùng chung bơm kim tiêm;Nhiễm HIV;Xét nghiệm có bất thường về men gan, chức năng gan;Hiến máu hay ghép tạng trước năm 1992;Phơi nhiễm với máu trong công việc qua kim tiêm hay các vật sắc nhọn;Đang thẩm phân lọc máu, thận nhân tạo.

Viêm gan C có dự phòng được không?

Trả lời: Hiện chưa có vaccine phòng viêm gan C. Các biện pháp để dự phòng viêm gan C đó là:

Sống lành mạnh;Quan hệ tình dục an toàn;Không sử dụng chung bơm kim tiêm;Các vật dụng sắc nhọn tái sử dụng phải được tiệt trùng;Đảm bảo an toàn trong môi trường làm việc có yếu tố nguy cơ cao.

Nhìn chung, viêm gan B có khả năng phát tán cao hơn viêm gan C trong cộng đồng dẫn đến tỷ lệ người nhiễm virus viêm gan B cũng cao hơn. Về mức độ nguy hiểm, đã có vắc-xin phòng viêm gan B nhưng viêm gan C chưa có. Không những thế, viêm gan vi-rút C còn gây đột biến gen và hủy tế bào gan. Do đó, viêm gan C nguy hiểm hơn so với viêm gan B.

Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã giải đáp được các thắc mắc liên quan đến viêm gan B và C. Viêm gan B và C có những đặc tính khác nhau, bệnh nào cũng nguy hiểm và khi phát hiện thì cần tiến hành điều trị ngay, tránh những biến chứng nguy hiểm sau này.

Thông tin cần tư vấn liên hệ 0978342324 hoặc truy cập thuockedon24h.com để được hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook